Nội dung text Đề 4 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Hóa Học (Bản word có giải).pdf
Trang 1 / 4 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỀ THI MẪU SỐ 4 – TLCST4273 Họ và tên thí sinh: ................................................ Số báo danh: ................................................ Thời gian làm bài: ...... phút (không kể thời gian phát đề) Tổng số câu hỏi: ...... câu Tổng số trang: ...... trang Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm, với 4 phương án lựa chọn (Trong đó, chỉ có 1 phương án đúng) Cách làm bài: Tô đậm phương án đã chọn vào phiếu trả lời
Trang 2 / 4 PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 71: Cho dãy dung dịch các chất sau: NaOH, HCl, CH3COOH, C6H6, C2H5OH, NH3, CH3COONa. Số dung dịch các chất có thể dẫn được điện là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 72: Cho biết cân bằng sau thực hiện trong bình kín: PCl5 (k) ⇌ PCl3(k) + Cl2(k) ∆H > 0. Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng lượng Cl2 trong cân bằng trên? A. Lấy bớt PCl5 ra. B. Thêm PCl3 vào. C. Giảm nhiệt độ. D. Giảm áp suất. Câu 73: Nguyên tố R có hai đồng vị, nguyên tử khối trung bình là 79,91. Một trong hai đồng vị là 79R (chiếm 54,5%). Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai là A. 80. B. 81. C. 82. D. 80,5. Câu 74: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C2H6 → X → Y → CH3CHO. Hai chất hữu cơ X và Y lần lượt có thể là A. C2H4 và CH3 – CH2 – OH. B. C2H2 và CH3 – CH2 – OH. C. C2H4 và C2H2. D. CH3CHO và CH3 – CH2 – OH. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 75 - 77: Khi thay nhóm −OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm −OR’ thì ta thu được este: RCOOH (axit cacboxylic) → RCOOR’ (este). Este là hợp chất hữu cơ, thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa, quả nên được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm,... Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic và rượu thu được este và nước. Một sinh viên thực hiện quá trình tổng hợp etyl axetat từ ancol etylic và axit axetic như sau: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Trang 3 / 4 Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thuỷ (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65oC – 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó tinh chế etyl axetat. Câu 75: Phát biểu nào sau đây sai? A. Sau bước 2, có khí mùi thơm bay lên là mùi của etyl axetat. B. Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi etyl axetat ngưng tụ. C. Để tăng hiệu suất phản ứng, ở bước 2 nên đun sôi hỗn hợp thay vì chỉ đun hỗn hợp ở nhiệt độ 65oC – 70oC. D. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH. Câu 76: Phương pháp nào dưới đây có thể được sử dụng trong việc tách biệt và tinh chế etyl axetat ra khỏi hỗn hợp X gồm axit axetic, etyl axetat, rượu etylic và H2SO4. A. Đun nóng toàn bộ hỗn hợp X, sau đó thu toàn bộ chất bay hơi. B. Lắc hỗn hợp X với dung dịch NaHCO3 5%. C. Lắc hỗn hợp X với dung dịch Na2SO4 5%. D. Lắc hỗn hợp X với dung dịch CaCl2 5%. Câu 77: Sau nhiều giai đoạn trong quá trình tinh chế etyl axetat, sinh viên thu được etyl axetat bị lẫn một ít nước trong bình nón Y. Phương pháp nào dưới đây làm khố etyl axetat? A. Cho Na2SO4 khan vào bình nón T, lắc đều, sau đó để yên bình nón, Na2SO4 hút nước tạo tinh thể bám vào đáy bình, lọc lấy etyl axetat. B. Cho NaOH khan vào bình nón Y, lắc đều sau đó để yên bình nón, NaOH hút nước tạo tinh thể bám vào đáy bình, lọc lấy etyl axetat. C. Cho H2SO4 khan vào bình nón Y, lắc đều, sau đó để yên bình nón, H2SO4 hút nước vào tạo tinh thể bám vào đáy bình, lọc lấy etyl axetat. D. Cho HCl khan vào bình nón Y, lắc đều, sau đó để yên bình nón, HCl hút nước tạo tinh thể bám vào đáy bình, lọc lấy etyl axetat.
Trang 4 / 4 Dựa vào những dự kiện sau và trả lời câu hỏi từ 78 - 80: Ngành hoá học hữu cơ là ngành nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. Đây là một ngành khoa học triển vọng và đầy tiềm năng, vì một đặc điểm của phản ứng các hợp chất hữu cơ là thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp các sản phẩm. Dước đây là một chuỗi các phản ứng hoá học liên quan đến chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4: X (C4H6O4) + 2NaOH → Y + Z + T + H2O T + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3 Z + HCl → CH2O2 + NaCl Câu 78: Y có số nguyên tử H là A. 1. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 79: Công thức cấu tạo của T là A. HCOOH. B. HCHO. C. OCH−CHO. D. OHC−CH2COOH. Câu 80: Phân tử khối của Z là A. 82. B. 96. C. 134. D. 68. BẢNG ĐÁP ÁN PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 71. D 72. D 73. B 74. A 75. C 76. B 77. A 78. C 79. B 80. D