PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề 29 - Phát triển đề tham khảo BGD môn Lịch Sử năm 2025.doc


Câu 17. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 ) của quân dân Việt Nam đã A. tạo điều kiện bảo vệ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. B. góp phần giữ vững và phát huy thành quả của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX. C. hoàn thành công cuộc xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa cực đoan trên thế giới. D. khẳng định quyền tự vệ chính đáng trong chống chủ nghĩa thực dân mới. Câu 18. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam tích cực hội nhập về chính trị nhằm mục đích nào sau đây? A. Đóng góp quyết định việc cho đảm bảo an ninh khu vực và thế giới. B. Chấm dứt hoàn toàn sự chống phá của các thế lực thù địch khác nhau. C. Thúc đẩy quan hệ song phương và định hình các thể chế đa phương. D. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Câu 19. Nội dung nào sau đây là mục đích của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1996? A. Xoá bỏ nền kinh tế thị trường và bao cấp. B. Giữ vững độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa. C. Vươn lên trở thành nước có thu nhập cao. D. Thay đổi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 20. Trong những năm 1921 - 1929, Nguyễn Ái Quốc gia có vai trò nào sau đây với quá trình thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam? A. Lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa. B. Xác định đúng con đường cứu nước. C. Thống nhất được các tổ chức cộng sản. D. Truyền bá lí luận giải phóng dân tộc. Câu 21. Nhận xét nào sau đây là đúng về các trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện ngay từ đầu sau chiến tranh và chi phối các trật tự thế giới. B. Có sự cân bằng giữa hai hệ thống xã hội đối lập trong đó mâu thuẫn Đông – Tây là chủ yếu. C. Có sự tồn tại mâu thuẫn về hệ tư tưởng và sự cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc. D. Phản ánh mâu thuẫn giữa các thuộc địa với đế quốc thực dân xâm lược vì lợi ích của dân tộc. Câu 22. Điểm tương đồng giữa chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh (1969-1973) với chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là A. có sự thay đổi về vai trò của lực lượng tham chiến trên chiến trường. B. Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc chủ yếu bằng máy bay B52. C. Mĩ tiến hành những hoạt động chống phá cách mạng miền Bắc Việt Nam. D. triển khai khi quân đội Mĩ đã giành được thế chủ động trên chiến trường. Câu 23. Thực tiễn công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay cho thấy A. con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chỉ diễn ra khi đất nước có hoà bình. B. đổi mới kinh tế thành công đã tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực khác. C. nền kinh tế thị trường nhiều thành phần chịu chi phối của kinh tế cá thể. D. quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và cách mạng ruộng đất trong thời bình. Câu 24. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng về hoạt động đối ngoại của Việt Nam đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945 và thời kỳ 1945 – 1975? A. Độc lập dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng bởi các thế lực phản cách mạng. B. Tiến hành khi Việt Nam trong thời kì xây dựng nhà nước theo chế độ mới. C. Không tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại với các thế lực thống trị. D. Mục đích bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: "Sự hình thành Cộng đồng đã đưa ASEAN trở thành một tổ chức khu vực khá gắn kết với mức độ và phạm vi hợp tác được nâng cao hơn nhiều so với trước đây và đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng và khu vục châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Cộng đồng ASEAN năm 2015 là kết quả của tầm nhìn chung và nỗ lực của cả 10 nước thành viên trong triển khai tầm nhìn ASEAN 2020 cùng hàng loạt chương trình và kế hoạch tiếp nối sau đó để hướng tới mục tiêu một ASEAN "gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và có trách nhiệm về xã hội". (Vũ Hồ, “ASEAN: Hành trình năm mươi lăm năm từ quá khứ đến tương lai”, Tạp chí Cộng sản online, ngày 29-8-2022) a) Đoạn tư liệu đề cập đến sự ra đời của Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh trật tự thế giới hai cực I- an-ta đang trên bờ vực của sự sụp đổ. b) Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đã góp phần nâng cao mức độ gắn kết và sự hợp tác ngày càng hiệu quả giữa các quốc gia thành viên.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.