Nội dung text Hôn nhân và già đình
Chương 1: Nhập môn Luật hôn nhân và gia đình A. Khái niệm hôn nhân 1. Các quan điểm về hôn nhân - Tôn giáo: Hồi giáo cho rằng hôn nhân là sự liên kết do chúa trời sắp đặt, nghiêm cấm ly hôn - Đạo hồi: Cho phép tồn tại chế độ đa thê, chồng đối xử bình đẳng với tất cả các bà vợ -> hôn nhân tính chất là một hành vi tôn giáo - Hôn nhân hành vi dân sự 2. Bản chất pháp lý hôn nhân: có 3 quan điểm - Quan điểm 1: Hợp đồng: + xác lập quan hệ hôn nhân dựa trên thỏa thuận, ý chí của các bên bằng hợp đồng ( sự thỏa thuận tạo ra hậu quả pháp lý) + Là hành vi pháp lý song phương ràng buộc các bên về quyền và nghĩa vụ + Chấm dứt dựa theo ý chí của các bên - Quan điểm 2: Định chế: tình trạng pháp lý, nguyên tắc chi phối do nhà làm luật đặt ra và buộc các bên làm theo -> vợ chồng không thỏa thuận mà buộc phải tuân theo các quy tắc do nhà làm luật đặt ra + Cho rằng hôn nhân không phải hợp đồng vì qh hôn nhân không chỉ ảnh hưởng lợi ích tư mà còn ảnh hưởng quan hệ công, Nhà nước. + k chỉ tạo ra hậu quả pháp lý vsf 2 bên tham gia xác lập qh hôn nhân mà còn ảnh hưởng đến ng t3, đến xh => K1, Điều 3 chứng tỏ hôn nhân là định chế, quan hệ pháp luật. - Quan điểm 3: Vừa là hợp đồng vừa là định chế: Hôn nhân vừa có chat của HĐ vừa có tchat của định chế 3. Đặc điểm hôn nhân Việt Nam + Là quan hệ của một người đàn ông và một người đàn bà + Có mục đích nhằm chung sống với nhau lâu dài và xây dựng gia đình + Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng + Xác lập theo quy định của pháp luật: phải đăng kí kết hôn B. Khái niệm gia đình - Khoản 2, Điều 3 “Là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thông hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các hậu quả pháp lý với nhau” + Định nghĩa theo chức năng xã hội: Gia đình là một tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng con người, môi trường hình thành và gia đình nhân cách, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc + Góc độ kinh tế: gia đình là một đơn vị sản xuất của cải cho xã hội và đơn vị tiêu dùng
+ dưới góc độ pháp lý: Gia đình như một định chế pháp lý, là tổ chức con người vận hành theo quy định của pháp luật - Mối liên hệ: + Liên hệ thân thuộc ● huyết thống → trực hệ: mối quan hệ theo chiều dọc → bàng hệ: mối quan hệ theo chiều ngang ● nuôi dưỡng + Liên hệ hôn nhân: vợ chồng và mối quan hệ thân thích xung quanh ● Điều kiện: các bên phải chung sống với nhau ● Ví dụ: mối quan hệ giữa mẹ và con của chồng sau ly hôn, nếu không ở cùng nhau thì không có trách nhiệm. Các nguyên tắc của LHNGĐ: - Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng + Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện ● Luật 1959 quy định “Nhà nước đảm bảo việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ”, tới Luật 1986, 2000, 2014 đổi thành “tự nguyện, tiến bộ” vì (1) tự nguyện: quan hệ hôn nhân dựa trên ý chí tự nguyện, là ý chí minh mẫn sáng suốt mà không bị tác động từ bên ngoài nhưng trong khuôn khổ, ràng buộc của pháp luật; (2) tự do: mang tính tùy nghi, bừa bãi, hoàn toàn không bị giới hạn một giới hạn nào khác; Để từ “tự do” mang nhiều khía cạnh khác, còn “tự nguyện” là hoàn toàn dựa trên nhu cầu của các bên + Nguyên tắc hôn nhân tiến bộ ● (3): tiến bộ: Bản chất hôn nhân tiến bộ là việc xác lập, duy trì, chấm dứt là phù hợp với tiêu chuẩn, giá trị chung, nhận thức chung của nhân loại, cộng đồng, xã hội đó. VD: xu hướng phát triển hôn nhân đồng giới 2014 thừa nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận → do sự phát triển hôn nhân có yếu tố nước ngoài ● Tại sao một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng lại là hôn nhân tiến bộ ? Tại sao bình đẳng lại là tiến bộ ? một vợ một chồng bình đẳng chỉ là biểu hiện của hôn nhân tiến bộ; một vợ một chồng là tiến bộ vì nó phù hợp với nhận thức chung, thừa nhận chung; bình đẳng là tiến bộ vì nó là giá trị chung của nhân loại. + Nguyên tắc “hôn nhân một vợ một chồng” quy định Điều 36 Hiến pháp 2013 với nội dung: (1) cấm kết hôn với người đang có vợ có chồng, (2) cấm chung sống như vợ chồng với người đang có vợ có chồng
+ Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng: nội hàm bao gồm bình đẳng các quyền trong quan hệ nhân thân và các quyền trong quan hệ tài sản - Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân - Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ, con và các thành viên khác trong gia đình nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc + Có sự phát triển ● Luật 1959 chỉ hướng tới bảo vệ quyền lợi của con, chủ các quy định thiết kế chủ yếu để bảo vệ quyền cho con. Nhưng từ luật năm 1986 đến 2014 ngoài bảo vệ quyền lợi của con còn bảo vệ quyền lợi của cha mẹ, đặc biệt 2014 còn hướng tới bảo vệ các thành viên khác trong gia đình Thêm cụm từ nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, ● Nội dung: + (1) đảm bảo quyền tự do, dân chủ của con, thể hiện ở định hướng nghề nghiệp + (2) đảm bảo quyền lợi cha cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. - Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, quyền lợi của bà mẹ và trẻ em + chú ý đến bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em - Nguyên tắc thực hiện kế hoạch hoá gia đình - Nguyên tắc kế thừa, phát huy truyền thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình C. Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình - Một môn khoa học - Văn bản pháp luật - Là ngành luật tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình bao gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản - Mối quan hệ hôn nhân và gia đình với dân sự + QĐ1: Hôn nhân thuộc 1 phần của dân sự, 1 ngành luật trong dân sự + QĐ2: Ngành luật độc lập tương đối với dân sự. Mặc dù cũng điều chỉnh mối quan hệ trong luật tư nhưng chủ thể của hôn nhân có mối quan hệ nhân thân với nhau → đối tượng điều chỉnh của hôn nhân có sự khác biệt với đối tượng dân sự → tính độc lập tương đối - Đặc điểm đối tượng điều chỉnh: + Đối tượng điều chỉnh giữa luật hôn nhân gia đình và dân sự giống nhau là đều điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản giữa cá nhân với cá nhân. Nhưng quan hệ giữa các chủ thể trong hôn nhân thì dựa trên 3 cơ sở và có dính đến
yếu tố tình cảm → quy chế của lds k áp dụng cho luật hôn nhân, luật hôn nhân sử dụng quy tắc hoàn toàn đi ngược lại. → quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình + Quan hệ nhân thân đóng vai trò chủ đạo và quyết định trong quan hệ hôn nhân → không phát sinh quan hệ nhân thân → không phát sinh quan hệ tài sản; quan hệ nhân thân chấm dứt → quan hệ tài sản chấm dứt. ● Nếu trong các quan hệ dân sự thông thường, muốn xác lập quan hệ tài sản thì không cần có bất cứ quan hệ nhân thân nào nhưng trong hôn nhân thì phải có quan hệ nhân thân mới phát sinh quan hệ tài sản VD: chỉ khi kết hôn thì chế độ tài sản mới áp dụng cho các bên, chỉ khi nhận con nuôi mới phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng + Các chủ thể chỉ có thể là cá nhân (luật dân sự bao gồm cả pháp nhân) + Các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình gắn với nhân thân của các chủ thể, không thể thay thế và chuyển giao cho người khác VD: Cô Hương đi vay 1 khoản tiền của Nhung, 200tr nhưng mãi chưa có khả năng trả. Thảo là học sinh cũ của cô, cũng có điều kiện kinh tế, nể tình thầy trò cũ nên Thảo đã đứng ra nhận trả nợ giúp cô Hương. Nhung đồng ý, nghĩa vụ được chuyển giao từ cô Hương sang Thảo (dân sự). Có thể thay thế bằng nghĩa vụ khác VD: Không thể nhờ ông hàng xóm nuôi hộ con mình, không thể chuyển giao nghĩa vụ nuôi dưỡng vì xuất phát từ yếu tố tình cảm, phù hợp thuần phong mỹ tục, con mình sao lại để người khác nuôi . + Quan hệ tài sản trong các quan hệ hôn nhân và gia đình không mang tính đền bù ngang giá→ vô cùng quan trọng + Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tồn tại lâu dài, bền vững - Sau khi li hôn vợ chồng hoàn toàn có thể yêu cầu cấp dưỡng - Đặc điểm phương pháp điều chỉnh + Khi quyết định quyền và nghĩa vụ của một chủ thể thì cũng phải quy định nghĩa vụ và quyền của chủ thể còn lại đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân gia đình → nét đặc trưng + Phương pháp điều chỉnh có đặc điểm đặc trưng là dựa trên nền tảng đảm bảo lợi ích chung của gia đình → đặc thù khác hẳn pháp luật dân sự, 2 loại tài sản đặc trưng của phương pháp là đất, nhà cửa và hoa lợi, lợi tức ● Ví dụ: Nhà của chồng có trước khi kết hôn, nhưng sau khi kết hôn nhà đó được dùng để gia đình sinh sống mà không có tài sản khác, thì nếu bán phải có sự bàn bạc với vợ (TH: nơi ở duy nhất của gia đình) hoặc đồ vật tạo ra nguồn sống duy nhất của gia đình như xe ô tô, thì cần sự bàn bạc khi bán.