Nội dung text CHỦ ĐỀ 1. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (File GV).doc
CHỦ ĐỀ 1. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (File GV) CHỦ ĐỀ 1. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 2 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT 2 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 3 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) 3 Mức 1: nhận biết 3 Mức 2: thông hiểu 5 Mức 3: vận dụng 6 Phần 2: bài tập trắc nghiệm đúng sai 8 Phần 3: bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn 11 Mức 2: thông hiểu 11 Mức 3: vận dụng 11
CHỦ ĐỀ 1. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. LỊCH SỬ PHÁT MINH BẢNG TUẦN HOÀN Tính đến năm 2016 có 118 nguyên tố được xác định trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Time Người – quốc gia Nội dung 1789 A.Lavoisier(La-voa-die) người Pháp Xếp 33 nguyên tố hóa học thành các nhóm: chất khí, kim loại, phi kim, “đất”. 1829 J.Dobereiner (Đô-be-rai-nơ) người Đức. Nhận thấy khối lượng nguyên tử của Strontium ở giữa khối lượng của Calcium và Barium =>Tìm ra bộ ba nguyên tố Ca, Sr, Ba có tính chất tương tự nhau => các bộ ba nguyên tố khác cũng được tìm ra. 1862 De Chancourtois (Đờ Săng-cuốc-toa) người Pháp. Xếp các nguyên tố theo chiều tăng khối lượng nguyên tử lên một băng giấy (quấn quanh hình trụ theo kiểu lò xo xoắn) =>tính chất của các nguyên tố được lập lại sau mỗi 7 nguyên tố. 1864 John Newlands (Giôn –Niu –lan) người Anh. Mỗi nguyên tố hóa học đều thể hiện tính chất tương tự như nguyên tố thứ 8 khi xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. 1860 D.I.Mendeleev (Men-đê- lê-ep) người Nga Đề xuất ý tưởng xây dựng bảng tuần hoàn 1869 D.I.Mendeleev (Men-đê- lê-ep) người Nga Công bố bảng tuần hoàn đầu tiên (tương tự bảng tuần hoàn hiện nay) nhưng xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử, còn một số nguyên tố bỏ trống và đưa ra dự đoán tính chất của chúng => sau này các nguyên tố trống được tìm ra giống như dự đoán của ông. II. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. Cùng số lớp electron => xếp thành một hàng (chu kì). Cùng số e hoá trị => xếp thành một cột (nhóm) (trừ nhóm VIIIB). III. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN Bảng tuần hoàn có 7 chu kì và 16 nhóm. 1. Ô nguyên tố: STT ô = Z=số p = số e = số đơn vị ĐTHN Ô nguyên tố Aluminium 2. Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều ĐTHN tăng dần. STT chu kì = số lớp e
Loại chu kì Chu kì nhỏ Chu kì lớn Chu kì 1 2 3 4 5 6 7 Số nguyên tố 2 8 8 18 18 32 32 Bảng tuần hoàn có 118 nguyên tố gồm 90 nguyên tố kim loại, 20 nguyên tố phi kim, 8 nguyên tố khí hiếm. 3. Nhóm nguyên tố: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột. - Gồm 8 nhóm A được đánh số từ IA đến VIIIA. - Gồm 8 nhóm B được đánh số từ IIIB đến VIIIB, IB, IIB. Mỗi một cột là một nhóm, riêng nhóm VIIIB có 3 cột =>Bảng tuần hoàn gồm 16 nhóm nhưng có 18 cột . Các nguyên tố trong nhóm có số electron hóa trị bằng nhau = số thứ tự nhóm (trừ He). 4. Phân loại nguyên tố a)Theo cấu hình electron: Các nguyên tố s, p, d, f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp s, p, d, f tương ứng (theo năng lượng). Nhóm A = nguyên tố s (IA, IIA) & nguyên tố p (từ IIIA đến VIIIA, trừ He). Nhóm B = nguyên tố d (toàn bộ nhóm B) & nguyên tố f (Lanthanides và Actinides) b)Theo tính chất hóa học Nhóm IA, IIA,IIIA Nguyên tố s và p IVA Nguyên tố p VA,VIA,VIIA Nguyên tố p VIIIA Nguyên tố p (- He) Nhóm B Nguyên tố d & f Loại nguyên tố KL(-H,-B) KL hoặc PK Thường PK Khí hiếm Kim loại chuyển tiếp B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (CHỌN 1 ĐÁP ÁN) MỨC 1: NHẬN BIẾT Câu 1. Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 5 B. 6 C. 3. D. 7. Câu 2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là A. 3 và 3. B. 4 và 4. C. 4 và 3. D. 3 và 4 Câu 3. Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 là A. 18 và 8 B. 8 và 10 C. 8 và 18 D. 6 và 8 Câu 4. [KNTT - SBT] Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là A. 7 và 9. B. 7 và 8. C. 7 và 7. D. 6 và 7. Câu 5. Các nguyên tố trong cùng một chu kì có đặc điểm gì chung. A. Số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. B. Số electron hoá trị bằng nhau. C. Tất cả đúng. D. Số lớp electron bằng nhau Câu 6. Các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có đặc điểm gì chung? A. Số electron hoá trị bằng nhau. B. Số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. C. Có tính chất hoá học giống nhau D. Tất cả đúng. Câu 7. Nguyên tử của những nguyên tố trong một nhóm đều có cùng số : A. Proton. B. Neutron C. Lớp electron. D. Electron hóa trị.
Câu 8. Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc : A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng. B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. C. Các nguyên.tố được sắp theo theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. D. Cả A, B, C đúng Câu 9. Số các nguyên tố trong các chu kì 1,2,3 và 4 lần lượt bằng: A. 1,8,18,32 B. 2,8,8,18 C. 2,8,18,18 D. 2,8,18,32 Câu 10: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp e trong nguyên tử là A. 3 B.5 C. 6 D.7 Câu 11: Các nguyên tố xếp ở nhóm VIB có: A. 6e lớp ngoài cùng B. 6 lớp electron C. 6 e hóa trị D. Tất cả đều sai. Câu 12.Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là: A. Các nguyên tố s. B. Các nguyên tố s và các nguyên tố p. C. Các nguyên tố p. D. Các nguyên tố d. Câu 13.Trong bảng tuần hoàn, khí hiếm thuộc nhóm: A. IA B. VIIA C. VIIIB D. VIIIA Câu 14. [KNTT - SBT] Chu kì là dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng ? A. Số electron. B. Số lớp electron. C. Số electron hóa trị. D. Số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 15. [CD - SGK] Mendeleev sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn dựa theo quy luật về A. khối lượng nguyên tử. B. cấu hình electron. C. số hiệu nguyên tử. D. số khối Hướng dẫn giải Đáp án: A Vào năm 1869: Mendeleev sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn theo thứ tự tăng dần khối lượng nguyên tử. Đây được xem là tiên đề của định luật tuần hoàn sau này. Câu 16: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện nay được sắp xếp theo tăng dần A. Khối lượng nguyên tử. B. bán kính nguyên tử C. số hiệu nguyên tử. D. độ âm điện của nguyên tử. Câu 17. [KNTT - SBT] Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là A. 18, 8, 8. B. 18, 8, 10. C. 18, 10, 8. D. 16, 8, 8. Câu 18. [KNTT - SBT] Số thứ tự của nhóm (trừ hai cột 9, 10 của nhóm VIIIB) bằng: A. Số electron. B. Số lớp electron. C. Số electron hóa trị. D. Số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 19 [KNTT - SBT]: Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây ? A. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. D. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. Câu 20: Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào sau đây ? A. Kí hiệu nguyên tử B. Tên nguyên tố C. Số hiệu nguyên tử D. Số khối của hạt nhân MỨC 2: THÔNG HIỂU Câu 1. [CD - SBT] Cấu hình electron của nguyên tử oxygen là 1s 2 2s 2 2p 4. Vị trí của oxygen trong bảng tuần hoàn là A. ô số 6, chu kì 2, nhóm VIA. B. ô số 6, chu kì 3, nhóm VIB. C. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. D. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIB. Hướng dẫn giải