Nội dung text Bài 27. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI - HS.docx
Bài 27. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI I. Các hệ cơ quan trong cơ thể Hình. Một số cơ quan trong cơ thể người Trong cơ thể người có các hệ cơ quan như hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ sinh dục. Mỗi cơ quan đảm nhận một chức năng riêng, phối hợp với các hệ cơ quan khác tạo nên sự thống nhất của cơ thể. Hình. Các hệ cơ quan trong cơ thể người II. Các cơ quan trong cơ thể Một hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định. Hệ cơ quan Tên cơ quan Chức năng chính Hệ vận động Xương Nâng đỡ, tạo hình dáng, vận động Cơ vân Tạo hình dáng, vận động Hệ tiêu hoá Ống tiêu hoá Tiêu hóa và vận chuyển thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Điền vào chỗ trống: Cơ thể người có …. hệ cơ quan. A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 2. Thành phần nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của cơ thể người? A. Tuyến nước bọt. B. Ruột non. C. Hầu. D. Thực quản. Câu 3. Hệ mạch máu trong cơ thể người bao gồm A. động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. B. động mạch, khí quản, mao mạch. C. phế quản, tĩnh mạch, mao mạch. D. tĩnh mạch, dây thần kinh, mao mạch. Câu 4. Hệ nào sau đây không phải là hệ cơ quan của cơ thể người? A. Hệ bài tiết. B. Hệ hô hấp. C. Hệ mạch máu. D. Hệ nội tiết. Câu 5. Trong cơ thể người, tim thuộc A. hệ tuần hoàn. B. hệ bài tiết. C. hệ thần kinh. D. hệ hô hấp. Câu 6. Trong cơ thể người, thận thuộc A. hệ bài tiết. B. hệ thần kinh. C. hệ tiêu hóa. D. hệ nội tiết. Câu 7. Cơ quan nào sau đây thuộc hệ tiêu hóa ở người? A. Tim. B. Phổi. C. Thận. D. Dạ dày. Câu 8. Ngoài tiết enzyme, tuyến tiêu hóa trong cơ thể người còn có thể tiết thêm A. dịch tiêu hóa. B. hormone. C. tinh trùng. D. xung thần kinh. Câu 9. Cơ quan nào sau đây thuộc hệ tiêu hóa của cơ thể người? A. tuyến trên thận. B. tuyến vị. C. tuyến giáp. D. tuyến ức. Câu 10. Hệ đảm nhận chức năng tiêu hóa và vận chuyển thức ăn, cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng là A. hệ tuần hoàn. B. hệ hô hấp. C. hệ tiêu hóa. D. hệ bài tiết. Câu 11. Hệ vận động gồm có các cơ quan chính là A. xương và cơ vân. B. xương và gân. C. cơ vân và gân. D. cơ vân và tủy. Câu 12. Nối cột A và cột B sao cho các cơ quan trùng khớp với hệ cơ quan chứa chúng. Cột A Cột B 1. Hệ tiêu hóa a. Tuyến tùng b. Tuyến vị
2. Hệ nội tiết c. Tuyến ruột d. Tuyến gan A. 1-a, 2-bcd. B. 1-bc, 2-ad. C. 1-bcd, 2-a. D. 1-ad, 2-bc. Câu 13. Nối cột A và cột B sao cho các cơ quan trùng khớp với chức năng chính của chúng. Cột A Cột B 1. Hệ mạch máu a. Phân giải chất độc 2. Gan b. Vận chuyển máu 3. Cơ vân c. Nâng đỡ, tạo hình dáng A. 1-c, 2-a, 3-b. B. 1-b, 2-a, 3-c. C. 1-a, 2-c, 3-b. D. 1-b, 2-c, 3-a. Câu 14. Nối cột A và cột B sao cho các cơ quan trùng khớp với chức năng chính của chúng. Cột A Cột B 1. Các tuyến tiêu hóa c. Tạo đặc điểm sinh dục thứ phát 2. Các tuyến nội tiết b. Tiết enzyme, dịch tiêu hóa 3. Các cơ quan sinh dục c. Tiết hormone A. 1-a, 2-c, 3-b. B. 1-a, 2-b, 3-c. C. 1-b, 2-a, 3-c. D. 1-c, 2-a, 3-b. Câu 15. Nối cột A và cột B sao cho các cơ quan trùng khớp với hệ cơ quan chứa chúng. Cột A Cột B 1. Hệ tuần hoàn a. Thực quản 2. Hệ tiêu hóa b. Tủy sống 3. Hệ thần kinh c. Mao mạch 4. Hệ sinh dục d. Tử cung A. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. B. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a. C. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d. D. 1-a, 2-d, 3-c, 4-b. Câu 16. Nối cột A và cột B sao cho các cơ quan trùng khớp với hệ cơ quan chứa chúng. Cột A Cột B 1. Hệ sinh dục a. Âm hộ 2. Hệ hô hấp b. Thanh quản 3. Hệ vận động c. Cơ vân A. 1-b, 2-a, 3-c. B. 1-b, 2-c, 3-a. C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-a, 2-b, 3-c Câu 17. Nối cột A và cột B sao cho các cơ quan trùng khớp với hệ cơ quan chứa chúng. Cột A Cột B 1. Hệ tiêu hóa a. Tuyến tụy b. Hậu môn 2. Hệ bài tiết c. Đường dẫn khí