Nguyễn Quang Huy - K22KQDTD Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của logistics ● Giai đoạn 1: Phân phối vật chất (Physical Distribution), hay còn gọi là logistics đầu ra (outbound logistics) nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách hiệu quả
● Giai đoạn 2: Hệ thống logistics (Logistics System), sự kết hợp giữa logistics đầu ra và logistics đầu vào (inbound logistics). Logistics đầu vào là các hoạt động quản lý nguồn nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm của doanh nghiệp. Có hai loại hình vận tải, bao gồm: - Vận chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp bên ngoài vào công ty - Vận chuyển nguyên vật liệu, các bộ phận của sản phẩm giữa các chi nhánh ● Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management), đây là giai đoạn phát triển nhất cho đến nay. Trong giai đoạn này, quan hệ đối tác được thiết lập giữa các thành viên khác nhau trong chuỗi cung ứng, tạo nên hiệu quả phân phối cao hơn nhiều so với mức tồn kho thấp hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng 2. Khái niệm ● Theo khái niệm của Luật thương mại Việt Nam 2005 “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” > Câu hỏi - Tại sao logistics được coi là hoạt động thương mại? - Hoạt động logistics bao gồm những nội dung gì? - Một doanh nghiệp logistics có cần phải thực hiện tất cả các công đoạn trong hoạt động logistics không? (Có thể thực hiện một hoặc nhiều công đoạn) ● Theo quan điểm của tổ chức ESCAP “Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng trung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan... từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải.”
Nguyễn Quang Huy - K22KQDTD ● Hình thức logistics 1PL - Logistics tự cấp - Người sở hữu hàng hóa tự mình thực hiện và tổ chức hoạt động logistics để phục vụ nhu cầu của bản thân (ví dụ. cá nhân/ hộ gia đình sản xuất và phân phối hàng nông sản) - Nhược điểm: cồng kềnh, giảm hiệu quả và năng suất lao động 2PL - Là những nhà cung cấp MỘT khâu trong chuỗi các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của khách hàng - Thông thường các người cung cấp dịch vụ 2PL sẽ cung ứng dịch vụ VẬN TẢI - Khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ 2PL là xuất hiện thêm một bên mới so với hình thức 1PL 3PL 3PL là người được chủ hàng hóa giao phó thực hiện các hoạt động logistics → Giảm bớt gánh nặng về chi phí, thời gian, giúp doanh nghiệp chuyên môn hóa hoạt động của mình, trở thành biện pháp thay thế hiệu quả cho hình thức 1PL và 2PL đối với những doanh nghiệp đang gặp các vấn đề mở rộng quy mô sản xuất <ĐƠN LẺ và RỜI RẠC> 4PL Đây là bên tích hợp logistics, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, vận hành tất cả các hoạt động logistics nhằm mục tiêu định trước của khách hàng → Cam kết chịu trách nhiệm trong việc quản lý, xây dựng, thực hiện, đề xuất các giải pháp cho khách hàng 5PL Dịch vụ này giúp quản lý, điều phối hoạt động trên nền tảng THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (phục vụ các ngành hàng giao dịch trên sàn thương mại điện tử, KHÔNG áp dụng đối với các giao dịch thương mại quốc tế thông thường) Hoạt động vận tải không hẳn là hoạt động quan trọng nhất nhưng được coi là hoạt động chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn về thời gian và chi phí để thực hiện hoạt động logistics ● Đối tượng hàng hóa