PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1. BÀI 01 - KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC (File học sinh).docx

BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Phản ứng một chiều là phản ứng xảy ra theo một chiều từ chất đầu sang sản phẩm trong cùng một điều kiện. aA + bB  cC + dD 2. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. aA + bB ˆˆ†‡ˆˆ cC + dD 3. Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch (v t = v n ) 4. Hằng số cân bằng Xét phản ứng thuận nghịch tổng quát: aA + bBcC + dDˆˆ†‡ˆˆ cd Cab [C].[D] K [A].[B] 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ (chất khí, chất lỏng) “ Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức là chiều phản ứng thu nhiệt ( 0 r298ΔH> 0 ), nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ và ngược lại” 6. Ảnh hưởng của nồng độ (chất khí, chất lỏng) “Khi tăng nồng độ một chất trong phản ứng thì cân bằng hóa học bị phá vỡ và chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của chất đó và ngược lại”. 7. Ảnh hưởng của áp suất (chất khí) “Khi tăng áp suất chung của hệ, thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất, tức là chiều làm giảm số mol khí và ngược lại”. 8. Ảnh hưởng chất xúc tác => chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học 9. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier “ Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài làm thay đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó”. =>Ý nghĩa của nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Trong kĩ thuật công nghiệp hóa học, có thể thay đổi các điều kiện chuyển dịch cân bằng theo chiều mong muốn => tăng hiệu suất của phản ứng. Ký hiệu (g = thể khí = gaz); (l = thể lỏng = liquid); (s = thể rắn = solid); (aq = dung dịch = aqueous)
B. BÀI TẬP Dạng 01: Lý thuyết: Câu 1: Cân bằng hoá học là cân bằng động vì: A. ở trạng thái cân bằng phản ứng không dừng lại, mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau. B. ở trạng thái cân bằng phản ứng nghịch vẫn xảy ra. C. ở trạng thái cân bằng phản ứng thuận vẫn xảy ra. D. ở trạng thái cân bằng phản ứng vẫn xảy ra. Câu 2: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận v t và tốc độ phản ứng nghịch v n ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào? A. v t = 2v n . B. v t = v n ≠ 0. C. v t = 0,5v n . D. v t = v n = 0. Câu 3: Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng, A. Thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi. B. Thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi. C. Phản ứng hoá học không xảy ra. D. Tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần. Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi một hệ ở trạng thái cân bằng? A. Phản ứng thuận đã dừng. B. Phản ứng nghịch đã dừng. C. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm bằng nhau. D. Nồng độ của các chất trong hệ không đổi. Câu 5: Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là A. Cân bằng tĩnh. B. Cân bằng động. C. Cân bằng bền. D. Cân bằng không bền. Câu 6: Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là A. Sự biến đổi chất. B. Sự dịch chuyển cân bằng. C. Sự chuyển đổi vận tốc phản ứng. D. Sự biến đổi hằng số cân bằng. Câu 7: Cân bằng hóa học liên quan đến loại phản ứng A. Không thuận nghịch. B. Thuận nghịch. C. Một chiều. D. Oxi hóa – khử. Câu 8: Điền vào khoảng trống trong câu sau bằng cụm từ thích hợp: “Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận. tốc độ phản ứng nghịch”. A. Lớn hơn B. Bằng C. Nhỏ hơn D. Khác Câu 9: Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì nó A. Không xảy ra nữa. B. Vẫn tiếp tục xảy ra. C. Chỉ xảy ra theo chiều thuận. D. Chỉ xảy ra theo chiều nghịch. Câu 10: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Phản ứng thuận nghịch xảy ra đồng thời hai chiều trong cùng điều kiện. B. Phản ứng một chiều có thể xảy ra hoàn toàn. C. Phản ứng thuận nghịch không thể xảy ra hoàn toàn. D. Hiệu suất phản ứng thuận nghịch có thể đạt đến 100%. Câu 11: Xét phản ứng 2232SO + O 2SO; H < 0.ggg⇀↽ Để thu được nhiều SO3 ta cần: A. Tăng nhiệt độ. B. Giảm áp suất. C. Thêm xúc tác. D. Giảm nhiệt độ.
Câu 12: Cho cân bằng: 2242NO  NO nâukhôngmàu⇀↽ ; H < 0 . a) Nhúng bình đựng 2NO và 24NO vào nước đá thì: A. hỗn hợp vẫn giữ nguyên màu như ban đầu. B. màu nâu đậm dần C. màu nâu nhạt dần D. hỗn hợp có màu khác b) Điều khẳng định nào sau đây về phản ứng hóa học trên là sai? A. Phản ứng thuận là phản ứng theo chiều giảm số mol khí. B. Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng nghịch là phản ứng thu nhiệt. D. Khi ngâm bình trong nước đá, cân bằng hóa học chuyển dịch sang chiều thuận. Câu 13: Xét phản ứng: 222NO + O 2NO.ggg⇀↽ Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi tăng áp suất, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận. B. Khi tăng áp suất, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch. C. Trong trường hợp này, áp suất không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng phản ứng. D. Chất xúc tác sẽ làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch. Câu 14: Phản ứng tổng hợp amonia là: 223()()()Ng + 3Hg2NHg⇀ ↽ ; ΔH < 0. Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amonia là: A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng áp suất. C. Lấy amonia ra khỏi hỗn hợp phản ứng. D. Bổ sung thêm khí nitrogen vào hỗn hợp phản ứng. Câu 15: Trong phản ứng tổng hợp amonia: 223N + 3H 2NHggg⇀↽ ; ΔH < 0. a) Sẽ thu được nhiều khí NH3 nhất nếu: A. Giảm nhiệt độ và áp suất. B. Tăng nhiệt độ và áp suất. C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất. b) Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải A. Giảm nhiệt độ và áp suất B. Tăng nhiệt độ và áp suất C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất D. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất. c) Khi giảm nhiệt độ của phản ứng từ 450 0 C xuống đến 350 0 C thì A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. cân bằng không bị chuyển dịch. C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. D. phản ứng dừng lại. Câu 16: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng: 3222)42(g)NH + 3H(g)(g)(ON Ol+ 6⇀ ↽ ; ΔH < 0. Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi: A. Tăng nhiệt độ. B. Thêm chất xúc tác. C. Tăng áp suất. D. Loại bỏ hơi nước. Câu 17: Cho cân bằng: 32322(s)(s)(g)(g)2NaHCONaCO + CO + HO⇀ ↽ ; ΔH > 0. Để cân bằng dịch chuyển mạnh nhất theo chiều thuận, cần A. tăng T. B. giảm T. C. tăng P. D. tăng T, tăng P. Câu 18: Xét cân bằng hóa học: 222)CO(g)( + H CO(g)(g gO)+ H⇀ ↽ ; ΔH > 0. a) Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ chất đầu. D. Nồng độ sản phẩm. b) Biện pháp nào sau đây không làm tăng lượng khí CO ở trạng thái cân bằng? A. Giảm nồng độ của hơi nước. B. Tăng thể tích của bình chứa. C. Tăng nồng độ của khí hiđro. D. Tăng nhiệt độ của bình chứa.
Câu 19: Cho phương trình hoá học 22N + O 2NOggg⇀↽ ; H > 0 Hãy cho biết cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên? A. Nhiệt độ và nồng độ. B. Áp suất và nồng độ C. Nồng độ và chất xúc tác. D. Chất xúc tác và nhiệt độ Câu 20: Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: 532PClPCl + Clggg⇀↽ ; H > 0 Những yếu tố nào sau đây tạo nên sự tăng lượng PCl3 trong cân bằng? A. Thêm PCl 5 vào. B. Thêm Cl 2 vào. C. Giảm nhiệt độ. D. Tăng áp suất. Câu 21: Khi hoà tan SO 2 vào nước có cân bằng sau: 3+ 22SO+ HOHSO+ H.⇀ ↽ Khi cho thêm NaOH và khi cho thêm H 2 SO 4 loãng vào dung dịch trên thì cân bằng sẽ chuyển dịch tương ứng là A. thuận và thuận. B. thuận và nghịch. C. nghịch và thuận. D. nghịch và nghịch. Câu 22: Phản ứng: 2 232SO+ O2SO⇀ ↽ ; ΔH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là A. thuận và thuận. B. thuận và nghịch. C. nghịch và nghịch. D. nghịch và thuận. Câu 23: Cho phản ứng sau đây ở trạng thái cân bằng: )Ag + Bg Cg + g()()()(D⇀ ↽ a) Nếu tách khí D ra khỏi môi trường phản ứng, thì: A. Cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều thuận. B. Cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều nghịch. C. Tốc độ phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch tăng như nhau. D. Không gây ra sự chuyển dịch cân bằng hoá học. b) Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, xảy ra sự tăng nồng độ của khí A là do: A. Sự tăng nồng độ của khí B. B. Sự giảm nồng độ của khí B. C. Sự giảm nồng độ của khí C. D. Sự giảm nồng độ của khí D. Câu 24: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: 22H + Cl2HClggg⇀↽ ; H < 0 a) Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch, khi tăng: A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ khí H 2 . D. Nồng độ khí Cl 2 b) Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận, khi tăng: A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ khí H 2 . D. Nồng độ khí HCl Câu 25: Một cân bằng hóa học đạt được khi: A. Nhiệt độ phản ứng không đổi. B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. C. Nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ sản phẩm. D. Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, nồng độ, áp suất. Câu 26: Cho biết sự biến đổi trạng thái vật lí ở nhiệt độ không đổi: 22COsCOg.()()⇀ ↽ Nếu tăng áp suất của bình chứa thì lượng CO 2 (g) trong cân bằng sẽ: A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. tăng gấp đôi. Câu 27: Dung dịch sau ở trạng thái cân bằng: CaSO 4 (g) ⇀ ↽ Ca 2+ (aq) + SO 4 2- (aq) Khi thêm vài hạt tinh thể Na 2 SO 4 vào dung dịch, cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào? A. Lượng CaSO 4 (g) sẽ giảm và nồng độ ion Ca 2+ sẽ giảm. B. Lượng CaSO 4 (g) sẽ tăng và nồng độ ion Ca 2+ sẽ tăng. C. Lượng CaSO 4 (g) sẽ tăng và nồng độ ion Ca 2+ sẽ giảm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.