PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 37. Sở GDĐT Phú Thọ (Lần 1) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx

Trang 1/5 – Mã đề 037 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ THỌ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) (28 câu hỏi) ĐỀ THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 037 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Cho khối lượng riêng của các chất như bảng sau: Chất Li Na K Ca Dầu hỏa D (g/mL) 0,53 0,97 0,86 1,54 0,80 Để bảo quản một số kim loại mạnh, người ta thường ngâm chìm kim loại đó trong dầu hỏa. Trong số các kim loại trên, có bao nhiêu kim loại bảo quản được trong dầu hỏa? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 2: Cho phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 . Chất oxi hóa là A. FeCl 2 . B. H 2 . C. Fe. D. HCl. Câu 3: Calcium hydrogencarbonate là một trong những chất gây nên tính cứng tạm thời của nước. Công thức của hợp chất này là A. Ca(HSO 3 ) 2 . B. Ca(HCO 3 ) 2 . C. Mg(HCO 3 ) 2 . D. CaCO 3 . Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Những electron ở phân lớp 3d, 4d có mức năng lượng bằng nhau. B. Electron ở orbital 3d có mức năng lượng cao hơn electron ở orbital 4s. C. Electron ở orbital 2p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 2s. D. Những electron ở lớp L có mức năng lượng bằng nhau. Câu 5: "Dựa trên các số sóng hấp thụ đặc trưng trên phố IR có thể dự đoán.(?). trong phân tử chất nghiên cứu". Nội dung phù hợp trong dấu “? ” là A. nhóm chức. B. số lượng nhóm chức. C. độ dài liên kết. D. khối lượng. Câu 6: Cho các polymer sau: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) tơ visco; (4) tơ capron; (5) tơ cellulose acetate. Những polymer có nguồn gốc từ cellulose là A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (5). D. (3), (4), (5). Câu 7: Điểm chớp cháy của một chất là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà chất lỏng cháy dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn phát tia lửa. Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8°C là chất lỏng dễ cháy, trong khi chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8°C là chất lòng có thể gây cháy. Cho điểm chớp cháy của một số nhiên liệu lỏng như bằng sau Nhiên liệu Xăng Dầu hỏa Acetone Ethanol Biodiesel Điểm chớp cháy (°C) -43 38 - 72 -18 13 130 Cho các phát biểu sau: (a) Nguy cơ gây hỏa hoạn của cồn cao hơn acetone và xăng. (b) Xăng dễ bắt cháy hơn dầu hỏa. (c) Biodiesel là nhiên liệu có nguy cơ gây hỏa hoạn thấp hơn xăng. (d) Xăng, acetone, cồn và dầu hỏa là chất lỏng dễ cháy, trong khi biodiesel là chất lỏng có thể gây cháy. Các phát biểu đúng là A. (c), (d). B. (a), (b). C. (b), (d). D. (b), (c).

Trang 3/5 – Mã đề 037 Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Gly-Ala-Ala có phản ứng màu biuret. B. Aniline là chất khí tan nhiều trong nước. C. Phân tử Gly-Ala có bốn nguyên tử oxygen. D. Dung dịch glycine làm quỳ tím chuyển màu đỏ. Câu 16: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối chloride của chúng có phản ứng hóa học sau : X + 2YCl 3 → XCl 2 + 2YCl 2 Y + XCl 2 → YCl 2 + X Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Ion Y 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X 2+ . B. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. C. Ion Y 3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X 2+ . D. Kim loại X khử được ion Y 2+ . Câu 17: Chất nào dưới đây là một tripeptide ? A. Val. B. Gly-Gly-Ala-Val. C. Gly-Ala-Val. D. Gly-Ala. Câu 18: Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp ? A. CH 3 [CH 2 ] 14 COONa. B. C 3 H 5 (OH) 3 . C. CH 3 [CH 2 ] 14 COOK. D. CH 3 [CH 2 ] 11 C 6 H 4 SO 3 Na. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Cho pin điện hóa được thiết lập bởi điện cực Zn và điện cực hydrogen (cấu tạo như hình vẽ) dung dịch Zn (aq) 1 M và dung dịch H + (aq) 1 M có thể tích bằng nhau, sức điện động chuẩn của pin đo được là 0,76 V. a) Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Zn 2+ /Zn là 0,76 V. b) Pin hoạt động đến khi nồng độ Zn 2+ trong dung dịch là 1,1 M thì nồng độ H + là 0,8 M. c) Tại điện cực dương xảy ra quá trình khử ion H + (aq) thành khí H 2 . d) Phản ứng xảy ra trong pin là H 2 (g) + Zn 2+ (aq) → Zn(s) + 2H + (aq). Câu 20: Cellulose là polymer thiên nhiên, có công thức phân tử (C 6 H 10 O 5 ) n , được cấu tạo như sau: Cellulose được sử dụng làm vật liệu xây dựng (các loại đồ gỗ), sản xuất giấy, sợi tự nhiên và sợi nhân tạo. Cellulose cũng được sử dụng làm nguyên liệu để điều chế ethanol và cellulose trinitrate (dùng để chế tạo thuốc súng không khói). a) Trong cellulose, mỗi đơn vị C 6 H 10 O 5 có 3 nhóm -OH nên có thể viết công thức của cellulose là [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n b) Phân tử cellulose cấu tạo từ nhiều đơn vị α-glucose qua liên kết α-1,4-glycoside c) Từ cellulose điều chế ethanol dựa vào tính chất lên men của cellulose và diễn ra 3 phản ứng hóa học. d) Từ 1 tấn vụn gỗ điều chế được a kilogam cellulose trinitrate cần V lit dung dịch HNO 3 63%. Biết vụn gỗ chứa 60% cellulose còn lại là tạp chất trơ, hiệu suất phản ứng 90%, dung dịch HNO 3 có khối lượng riêng bằng 1,4 gam/mL. Tổng giá trị (a + V) là 1784. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Câu 21: Geraniol là một thành phần hương liệu phổ biến, có hương hoa hồng và có thể tìm thấy trong tinh dầu hoa hồng và một số thực vật khác. Công thức của geraniol như sau:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.