Nội dung text Đề án ĐTTX Ngành Công nghệ thông tin.pdf
1 Đề án ĐTTX trình độ đại học Ngành Công nghệ thông tin BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO TỪ XA Tên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin Mã số: 7480201 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thành Đô Trình độ đào tạo: Đại học PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO TỪ XA 1.1. Giới thiệu về cơ sở đào tạo Trường Đại học Thành Đô được thành lập theo Quyết định số 679/QĐ- TTg ngày 27 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô, với chức năng nhiệm vụ đào tạo nhân lực các ngành có trình độ Đại học, sau Đại học và Cao đẳng, nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập, phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ khác theo quy định chung của các trường Đại học. Với việc nâng cấp từ Cao đẳng lên Đại học, Trường Đại học Thành Đô đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa; phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ lớn của Hà Nội và của cả nước về cung cấp nguồn nhân lực với các trình độ: cao đẳng, đại học và sau đại học có quy mô lớn. Trường Đại học Thành Đô có Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu, có 07 Khoa: Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Điện - Điện tử, Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Kinh tế - Luật, Khoa Du lịch - Ngoại ngữ, Khoa Dược. Có 03 trung tâm: Trung tâm Tuyển sinh và Quản trị thương hiệu, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm ĐTTX. Có 01 Viện: Viện nghiên cứu và chuyển giao tri thức. Có 01 tạp chí: Tạp chí nghiên cứu khoa học và phát triển. Có 06 Phòng/Ban chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Công tác sinh viên và Hợp tác đối ngoại, Phòng Khoa học công nghệ, Phòng Tài chính - Kế toán, Ban quản lý dự án. Trường đang đào tạo các ngành trình độ Đại học các ngành: Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Quản trị văn phòng, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Dược học, Việt Nam học, Quản tri khách sạn, Quản lý kinh tế, Luật, Luật kinh tế, Giáo dục học. Đồng thời Trường đào tạo trình độ Thạc sỹ ngành quản lý Kinh tế. Về đội ngũ của Nhà trường: - Hội đồng trường: 05 người; - Ban Giám hiệu: 06 người (01 Hiệu trưởng và 05 Phó Hiệu trưởng);
2 Đề án ĐTTX trình độ đại học Ngành Công nghệ thông tin - Các phòng, ban, viện gồm: 06 phòng, 02 trung tâm, 01 Viện, 07 khoa. - Đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên của nhà trường: Cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu: 219 người (19 PGS, 52 TS, 102 ThS, 27 Cử nhân/Kỹ sư, 19 khác); Giảng viên thỉnh giảng: 62 người (01 GS, 03 PGS, 14 TS, 44 ThS); Thống kê về trình độ: 01 GS, 22 PGS, 66 TS, 146 ThS, 27 Cử nhân/Kỹ sư, 19 khác. Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin: - Số lượng, diện tích Hội trường, phòng học: + Số lượng Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ là 08 phòng, với tổng diện tích là 3.800 m2 . + 18 phòng học lý thuyết với từ 100 đến 200 chỗ có diện tích 3600 m2. + 75 phòng học lý thuyết với từ 50 đến 100 chỗ có diện tích 5400 m2. + 35 phòng học dưới 50 chỗ có diện tích 3300 m2. - Phòng chức năng: + 150 trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực hành, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập với diện tích 28568 m2. + 17 phòng học đa phương tiện có diện tích 3605 m2. + 28 phòng Nhà hiệu bộ (nhà làm việc) với tổng diện tích 1.640 m2 . - Diện tích khác: + 62 phòng ký túc xá có diện tích 3083 m2. + 01 khu liên hợp thể thao có diện tích 16200 m2. - Trang thiết bị phục vụ giảng dạy Nhà trường có tổng số 635 máy tính phục vụ đào tạo, trong đó có 8 phòng máy chuyên dùng với trên 150 máy tính phục vụ thực hành cho sinh viên. Toàn bộ số máy tính của trường được nối mạng nội bộ và có kết nối Internet. Trường đã xây dựng hệ thống mạng Internet có tên miền riêng, toàn bộ cán bộ giảng viên của Trường đều được kết nối mạng và trao đổi thông tin qua mạng Internet. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo từ xa (ĐTTX) Hạ tầng kỹ thuật dạng vật thể, hệ thống quản lý giáo dục PMT-EMS Education, các phần mềm CNTT và mạng Internet tốc độ cao phục vụ tốt cho tổ chức và quản lý hoạt động ĐTTX: sản xuất học liệu số, giảng dạy trực tuyến, đánh giá kết quả học tập, quản lý thường xuyên và quản lý kết quả đào tạo. Nhà trường đã chuẩn bị học liệu chính và học liệu bổ trợ phù hợp với phương thức ĐTTX. Theo kế hoạch 03 năm một lần, Nhà trường sẽ tổ chức rà soát để xây dựng học liệu mới phù hợp với thực tế và sự phát triển của xã hội. Hệ thống quản trị: https://giangvien.thanhdo.edu.vn. Hệ thống quản trị này đảm bảo cho sinh viên tương tác với giảng viên, cán bộ quản lý qua diễn đàn hỏi đáp.
3 Đề án ĐTTX trình độ đại học Ngành Công nghệ thông tin Hệ thống học tập: https://sinhvien.thanhdo.edu.vn. Hệ thống học tập này đảm bảo thực hiện quản lý ĐTTX toàn bộ thông tin của quá trình tuyển sinh, đào tạo, khảo thí, xét tốt nghiệp và cấp bằng của từng người học: lưu trữ và truyền tải nội dung chương trình ĐTTX tới người học; kết nối thông tin giữa người học thông qua giảng viên và cán bộ quản lý qua hệ thống công nghệ thông tin tương tác trực tiếp qua lớp học ảo; tương tác với học viên khác qua diễn đàn học phần; lưu trữ và bảo mật thông tin, hồ sơ, kết quả người học qua hệ thống quản lý đào tạo; quản lý và đánh giá người học trong quá trình học tập thông qua hệ thống quản lý thời gian học tập trực tuyến của sinh viên như làm bài luyện tập trắc nghiệm, làm bài kiểm tra nộp ngay trên hệ thống, hay nộp bài tập, tiểu luận file mềm khi giảng viên yêu cầu; đánh giá kết quả học tập theo công thức tự động trên phần mềm EDUCATION và quản lý, lưu trữ kết quả người học trên hệ thống tự động. Thực hiện công khai trong giáo dục: Công khai cam kết các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục tại địa chỉ Website: https://thanhdo.edu.vn/bao-cao-3-cong-khai. Thư viện Trường Đại học Thành Đô là thành viên của Liên hiệp Thư viện đại học khu vực phía Bắc (NALA) từ ngày 12 tháng 01 năm 2009; có quan hệ hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và hoạt động trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện. Thông qua thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Thành Đô và Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện được phép sử dụng chương trình, giáo trình và các phần mềm quản lý phục vụ đào tạo đại học của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008. Nhằm chia sẻ tài nguyên thông tin nội sinh phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu trong các Thư viện đại học, Cao đẳng, Liên hiệp Thư viện Đại học khu vực phía Bắc đứng ra làm đầu mối xây dựng một Thư viện số dùng chung trên cơ sở nguồn tài liệu nội sinh của tất cả các đơn vị trực thuộc NALA. Chính vì vậy, bạn đọc của Thư viện Trường Đại học Thành Đô được sử dụng miễn phí “Thư viện số tài nguyên nội sinh” của Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc Gia. Toàn bộ giáo trình đã được mã hóa và đưa lên trang Web của Thư viện; qua trang Web các em sinh viên có thể sử dụng kho sách điện tử của Thư viện. Thư viện trường được tin học hóa toàn bộ bằng phần mềm tích hợp nghiệp vụ thư viện LIBOLLite 1.0 - Máy tính: Nhà trường có tổng số 635 máy tính phục vụ đào tạo, trong đó có 08 phòng máy chuyên dùng với 150 máy tính phục vụ thực hành cho sinh viên. Toàn bộ số máy tính của trường được nối mạng nội bộ và có kết nối Internet. Trường đã xây dựng hệ thống mạng có tên miền riêng, toàn bộ cán bộ giảng viên của Trường đều được kết nối mạng và trao đổi thông tin qua mạng. Diện tích các phòng máy tính: 600 m2 . 1.2. Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ đại học ngành Công nghệ thông tin
4 Đề án ĐTTX trình độ đại học Ngành Công nghệ thông tin Cả nước có 63 tỉnh thành phố với rất nhiều vị trí việc làm liên quan đến công tác quản trị, quản lý trong bộ máy Đảng, Đoàn và chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, với xu thế hội nhập hóa, các công ty nước ngoài, trong nước, tổ chức giáo dục quốc tế, các cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài, các công ty giáo dục xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều; công nghiệp phần mềm là ngành không thể thiếu đối với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghệ cao; nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin cho các ngành nghề phi truyền thống, điều đó đòi hỏi nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về Công nghệ thông tin. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, năng lực sử dụng tốt công nghệ thông tin luôn là yêu cầu tuyển dụng hàng đầu của các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Do đó, lựa chọn ngành Công nghệ thông tin chính là bước khởi đầu chiến lược quan trọng cho thành công trong sự nghiệp. Ngành Công nghệ thông tin đào tạo ra các cử nhân vừa sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, vừa hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ và được trang bị các kỹ năng mềm, đảm bảo ra trường có thể tự khởi nghiệp hoặc làm các công việc hấp dẫn tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đa quốc gia. Hiện nay đang tồn tại phổ biến một thực trạng là năng lực sử dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Lâu nay, việc giảng dạy và học tập tin học chủ yếu theo cách truyền thống, quá trình truyền thụ mang tính một chiều. Người học chỉ ghi nhớ một cách thụ động, không tạo môi trường phù hợp để khuyến khích người học thảo luận, rèn luyện kỹ năng thực hành, kích thích khả năng tự học. Từ đó dẫn đến hiệu quả học tập công nghệ thông tin của người học không được đánh giá cao. Để vượt qua những hạn chế này, cần phải tận dụng tốt nhất lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng sự phát triển về công nghệ thông tin, kỹ thuật số, Internet và các bài học trực tuyến vào quá trình giảng dạy và học tập, giúp người học tăng cơ hội thực hành, tận dụng môi trường và thời gian tự học một cách linh hoạt và hiệu quả nhất. Từ đó cho thấy việc dạy và học Công nghệ thông tin theo phương thức ĐTTX đang là một xu hướng tiên tiến và hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu cầu của người học, điều kiện môi trường và xu thế phát triển của xã hội. Mặc dù trên địa bàn Thành phố Hà nội có rất nhiều các Trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp đào tạo ngành Công nghệ thông tin, nhưng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngành này. Bằng chứng ở việc sinh viên đang học, hay sinh viên ra trường đều có thể tìm được những công việc đúng chuyên ngành. Dù sinh viên thuộc ngành công nghệ thông tin hay ở bất cứ ngành nghề nào khác, thì kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin luôn được coi là kỹ năng tiên quyết để các nhà tuyển dụng có chấp nhận tuyển dụng hay không. Theo số liệu thống kê dựa trên Báo cáo về thị trường IT Việt Nam của TopDev nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam tăng cao liên