PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Kinh tế học số _ Chương 3.pdf

Giáo trình Kinh tế học số 123 Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG SỐ MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành chương này, người học có thể: - Hiểu thị trường số và thương mại điện tử. - Xác định các hiệu ứng mạng liên quan đến một dịch vụ số cụ thể và tác động của các hiệu ứng mạng có thể có đối với sự phát triển theo thời gian của thị trường; Trình bày cách ước tính giá trị của các mạng thuộc các loại khác nhau và sử dụng kiến thức này trong việc lập kế hoạch chiến lược. - Xác định các loại bên liên quan khác nhau trong thị trường số. - Phân tích thị trường truy cập mạng và thị trường dịch vụ thông tin. - Xác định các nhóm người dùng khác nhau của một nền tảng nhiều bên. - Xác định đề xuất giá trị cho từng nhóm người dùng và tác động tổng hợp lên hoạt động kinh doanh tổng hợp do nền tảng cung cấp. - Phân tích các hiệu ứng mạng cùng bên và chéo bên chi phối sự phát triển của các dịch vụ khác nhau được cung cấp bởi nền tảng. 3.1. THỊ TRƯỜNG SỐ 3.1.1. Khái niệm, phân loại thị trường Thị trường là một cơ chế để mua bán cả hàng hóa và dịch vụ hữu hình và vô hình. Hình 3.1 phân loại thị trường theo loại hàng hóa hoặc dịch vụ (trục hoành) và loại kênh được sử dụng để kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ (trục tung). Hình 3.1: Phân loại thị trường Ví dụ về hàng hóa hữu hình bao gồm máy tính và ô tô. Ví dụ về các dịch vụ phi số là làm tóc và đi taxi. Giao dịch trực tuyến ngụ ý rằng cơ sở hạ tầng ITC (Internet) được sử dụng để thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động liên quan đến giao dịch: xem sản phẩm, thương
Giáo trình Kinh tế học số 124 lượng giá cả và điều khoản giao hàng, đặt hàng, giao sản phẩm và chuyển khoản thanh toán. Hàng hóa hữu hình và các dịch vụ phi số có thể được giao dịch trực tuyến; tuy nhiên, những sản phẩm này không thể được phân phối qua cơ sở hạ tầng ITC. Việc vận chuyển và phân phối các dịch vụ số được thực hiện trực tuyến. Sau đây, chúng ta có thể định nghĩa thị trường số như sau. Thị trường số là cơ chế mua bán trực tuyến cả hàng hóa số và dịch vụ số, hàng hóa hữu hình và dịch vụ phi số.Thị trường số ở đây còn được gọi là thị trường thương mại điện tử Thương mại điện tử là hoạt động mua bán trực tuyến tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Điều này bao gồm mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến, chuyển tiền, quản lý chuỗi cung ứng và trao đổi dữ liệu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Thương mại điện tử cũng bao gồm việc kinh doanh các dịch vụ truy cập mạng và thông tin. Để một hoạt động được phân loại là thương mại điện tử, nó phải hỗ trợ một loại hệ thống thanh toán số nhất địnhThị trường thương mại điện tử đã phát triển trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu sau thành công thương mại của World Wide Web (WWW) vào đầu những năm 1990. Hai phần quan trọng và khác biệt của thị trường thương mại điện tử là thị trường trực tuyến cho truy cập mạng và thị trường trực tuyến cho các dịch vụ thông tin: - Thị trường thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet (xem Mục 3.1.3). - Thị trường truy cập mạng là hoạt động kinh doanh cung cấp truy cập vào Internet và các mạng truyền thông khác (xem Mục 3.1.4). - Thị trường dịch vụ thông tin là việc mua bán nội dung, ứng dụng và thông tin trên Internet (xem Mục 3.1.5). Lưu ý rằng không phải tất cả các hoạt động được thực hiện trực tuyến trong thị trường số đều là thương mại điện tử. Ví dụ, các dịch vụ thông tin có thể được trao đổi miễn phí giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng. Trao đổi hàng hóa số như vậy không phải là thương mại điện tử vì không có thanh toán nào liên quan. 3.1.2. Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số Hình 3.2 cho thấy các bên liên quan quan trọng nhất tham gia vào thị trường số và mối quan hệ giữa chúng. Nhà cung cấp mạng (Network Provider - NP) là chủ sở hữu của cơ sở hạ tầng ITC cần thiết cho giao dịch trực tuyến, bao gồm mạng cố định, mạng di động, cơ sở hạ tầng Internet, cơ sở lưu trữ và tính toán. Một nhà cung cấp cơ sở hạ tầng sở hữu mạng di động đôi khi được gọi là nhà vận hành “vùng phủ sóng”. Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider - ISP) mua quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng này từ NP và bán lại cho người tiêu dùng (Consumer - C) và nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider - ASP). Người tiêu dùng có thể sử dụng các dịch vụ này trực tiếp để truy cập Internet, gọi điện và gửi SMS. ASP sử dụng truy cập cơ sở hạ tầng được mua từ ISP để hỗ trợ việc phân phối nội dung, ứng dụng và dịch vụ mà ASP sản xuất. ASP cũng có thể mua nội dung có bản quyền từ một nhà cung cấp nội dung (Content Provider - CP) như phim, nhạc và các bài báo. ASP sử dụng đầu vào từ ISP và nhà cung cấp nội dung để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng số cho người tiêu dùng. Ví dụ về
Giáo trình Kinh tế học số 125 các loại dịch vụ do ASP cung cấp là phát nhạc trực tuyến (ví dụ: Spotify và Tidal), phát video trực tuyến (ví dụ: Netflix và HBO), báo số (ví dụ: Vnexpress và Financial Times), ngân hàng trực tuyến (ví dụ: HSBC và Nordea), lưu trữ đám mây (ví dụ: Dropbox và Google Drive), và các dịch vụ truyền thông xã hội (ví dụ: Twitter và Facebook). Nhiều ứng dụng và dịch vụ do ASP cung cấp miễn phí cho người tiêu dùng, chẳng hạn như công cụ tìm kiếm của Google, Wikipedia và Facebook. ASP cung cấp các ứng dụng này phải có được doanh thu từ các nguồn khác ngoài người tiêu dùng. Thông thường, người tiêu dùng trả tiền cho ISP để truy cập Internet. Thị trường truy cập mạng là lĩnh vực kinh doanh của ISP và NP, trong khi thị trường dịch vụ thông tin là lĩnh vực kinh doanh của ASP và CP. Hình 3.2: Các bên liên quan và các mối quan hệ trong thị trường số Mô hình trong Hình 3.2 là sự đơn giản hóa miền kinh doanh cho các dịch vụ số. Nhận xét quan trọng nhất từ mô hình đơn giản này là có sự tách biệt rõ ràng giữa các lĩnh vực kinh doanh trong việc cung cấp các dịch vụ số. Không chỉ có nhiều bên liên quan tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ số, mà còn có sự khác biệt lớn trong cách mỗi bên tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ, NP xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng ITC vật lý bao gồm cáp quang, trạm gốc di động, vệ tinh truyền thông, cáp dưới biển, bộ định tuyến Internet và trung tâm chuyển mạch. Cơ sở hạ tầng này có thể bao phủ một khu vực địa lý rộng lớn và bao gồm các thiết bị đắt tiền. Hơn nữa, NP cần một đội ngũ kỹ thuật viên và kỹ sư để xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng ITC. Ngoài ra còn có những cam kết rất lớn trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng ITC vì ITC có xu hướng lỗi thời nhanh chóng. Nhà cung cấp nội dung sản xuất nội dung như nhạc, phim và tin tức. Hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất nội dung khác rất nhiều so với hoạt động kinh doanh của NP. Các sản phẩm của nhà cung cấp nội dung thường là số và chỉ nằm trên thiết bị lưu trữ số. Những sản phẩm này không cần nâng cấp hoặc quản lý rộng rãi sau khi được sản xuất. Các mối quan hệ hoặc hợp đồng chính thức, về thỏa thuận mức dịch vụ (Service-Level Agreements - SLA), có thể tồn tại giữa các bên liên quan trong thị trường số.
Giáo trình Kinh tế học số 126 Thỏa thuận mức dịch vụ (SLA) là hợp đồng giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ số (xem Hình 3.3). SLA mô tả các điều khoản hợp đồng nhất định liên quan đến dịch vụ được cung cấp, ví dụ: giá cả, độ chính xác giao hàng và trách nhiệm. Hình 3.3: Cấu hình thỏa thuận mức dịch vụ Hầu hết các SLA giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp đều được tiêu chuẩn hóa. Nếu các điều khoản được xác định trong SLA không được một trong hai bên thỏa mãn, thì một số hình thức bồi thường có thể được yêu cầu. Ví dụ về các điều khoản có thể được đề cập trong SLA bao gồm các thông số kỹ thuật về độ trễ tối đa của dịch vụ, thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc, tính khả dụng của dịch vụ, bảo mật và quyền riêng tư. Tất cả các thông số kỹ thuật này mô tả chất lượng của dịch vụ (Quality of the Service - QoS) được người tiêu dùng cảm nhận. Ví dụ về SLA là hợp đồng giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp truy cập mạng, hợp đồng giữa người tiêu dùng và Spotify phân phối nhạc trực tuyến và hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ báo động an ninh và nhà vận hành mạng di động. 3.1.3. Thị trường thương mại điện tử Thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh trực tuyến hàng hóa hữu hình, hàng hóa và dịch vụ số. Điều này được minh họa trong Hình 3.4. Đối với tất cả các loại hình thương mại thương mại điện tử, người tiêu dùng tiến hành và quản lý giao dịch bằng kênh trực tuyến như Internet. Nhà cung cấp xử lý thương mại và vận chuyển các sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng. Hàng hóa và dịch vụ số được chuyển đến người tiêu dùng qua Internet, trong khi hàng hóa hữu hình được chuyển đến người tiêu dùng bằng phương tiện giao thông truyền thống.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.