Nội dung text 15. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử Sở GD Tuyên Quang - có lời giải.docx
Trang 1 SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG -------------------- ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Trong giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, trật tự thế giới hai cực I-an-ta có biểu hiện nào sau đây? A. Xu thế hòa hoãn là chủ đạo. B. Hợp tác diễn ra trên nhiều lĩnh vực. C. Giải thế các liên minh quân sự. D. Đối đầu diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Câu 2: Điểm khác biệt của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mỹ. B. Có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mỹ. C. Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. D. Sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu. Câu 3: Trong giai đoạn 1965 - 1968, nhân dân miền Bắc Việt Nam đã: A. Tập trung cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội. B. Tập trung vào cải cách ruộng đất, triệt để giảm tô. C. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương. D. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mỹ. Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu thời kỳ đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đô hộ của nhân dân Việt Nam? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng B. Khởi nghĩa Bà Triệu. C. Khởi nghĩa Phùng Hưng. D. Khởi nghĩa Lý Bí. Câu 5: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành A. Chủ yếu bằng quân đội Mỹ. B. Chủ yếu bằng quân đội Sài Gòn. C. Sau khi Mỹ thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. Nhằm thay thế chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 6: Bài học kinh nghiệm nào sau đây từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) được Việt Nam tiếp tục vận dụng hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay? A. Kết hợp vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh. B. Kết hợp đấu tranh chính trị với binh vận, địch vận. C. Kết hợp mặt trận chính diện và sau lưng địch. D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Trang 4 PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”. (Hồ Chí Minh, Ba mươi năm hoạt động của Đảng, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 410) a) Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam khẳng định sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc. b) Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân trên thế giới. c) Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã tiêu diệt toàn bộ đội quân của một nước thực dân hùng mạnh. d) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam thắng lợi mang tầm vóc và ý nghĩa quốc tế sâu sắc. Câu 26: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. (Hồ Chí Minh, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Cộng sản Việt Nam (1951), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 25) a) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành thắng lợi, khẳng định vai trò lãnh đạo của chính đảng vô sản trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. b) Đảng Lao động Việt Nam trở thành đảng cầm quyền ở Việt Nam ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. c) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam chứng minh sức mạnh đoàn kết các lực lượng cách mạng trong Mặt trận Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. d) Giai cấp lao động là lực lượng lãnh đạo của cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Câu 27: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một quốc gia thành viện ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng”. (Trích: Điều 2, Hiến chương ASEAN, ngày 20/11/2007) a) Thống nhất trong đa dạng là giá trị chung của ASEAN và tất cả các quốc gia Đông Nam Á.