PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 7. GIA TỐC - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (4tiết).pdf

Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHƯƠNG 3. CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI BÀI 7. GIA TỐC - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (4tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: ● Biết được công thức, ý nghĩa và đơn vị của gia tốc. ● Biết được đồ thị vận tốc – thời gian. ● Biết chuyển động biến đổi. ● Biết các công thức, phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều. 2. Năng lực - Năng lực chung: ● Tự chủ và học tập: + Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho các nhóm. + Tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân, bình tĩnh và có cách cư xử đúng khi giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm. + Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học trước đó để giải quyết vấn đề trong bài học mới. ● Giao tiếp và hợp tác: + Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm. + Khiêm tốn tiếp thu sự góp ý nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. + Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. - Năng lực môn vật lí: ● Năng lực nhận thức vật lí: + Lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng, rút ra được công thức tính gia tốc. + Nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc. + Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều. ● Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: + Dựa trên số liệu cho trước, vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng. + Thực hiện thí nghiệm để rút ra được công thức tính gia tốc. ● Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều. + Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản từ đồ thị vận tốc – thời gian. 3. Phẩm chất: ● Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân ● Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, khám phá những kiến thức về gia tốc và chuyển động thẳng biến đổi đều thông qua nhiều nguồn tài liệu như sách, internet. ● Trung thực: Luôn trung thực với bản thân, giáo viên và bạn học II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: ● SGK, SGV, Giáo án.
● Video, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. ● Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh: ● Sách giáo khoa ● Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ● Dụng cụ học tập như: bút, vở ghi chép, máy tính casio... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới. b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu bài học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh và câu hỏi mở đầu bài học trong SGK, đặt vấn đề đi vào bài mới. CH: Trong giải đua xe F1( Hinh 7.1), các tay đua phải hoàn thành một chặng đua dài khoảng 300 km trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong quá trình đua, các tay đua bắt buộc phải vào trạm dừng thay lốp mới và nạp thêm nhiên liệu. Trong khoảng thời gian từ khi xe vào trạm dừng đến khi xe tăng tốc trở lại đường đua, ta thấy vận tốc của xe đã có sự thay đổi rõ rệt. Đại lượng nào đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc của xe?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời. Bước 3,4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài 6, chúng ta đã được thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng. Đến bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm về đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng. Tìm hiểu thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều và các phương trình của nó. Thêm nữa chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một đại lượng mới là gia tốc. Chúng ta đi vào bài học Bài 7. Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng và khái niệm gia tốc. a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm gia tốc và biết dùng đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng để xác định gia tốc. b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, giao nhiệm vụ yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi và hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được khái niệm gia tốc và biết xác định gia tốc dựa vào đồ thị vận tốc - thời gian. d. Tổ chức thực hiện :

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.