PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 6 Thực hành Quan sát đột biến nhiễm sắc thể; Tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc.docx

1 BÀI 6. THỰC HÀNH: QUAN SÁT ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ; TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC -------- PHẦN 1: CÂU TRẮC NGHIỆM  SÁCH BÀI TẬP SINH HỌC (học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4, mỗi câu chỉ chọn 1 phương án đúng) Câu 1. Để quan sát rõ hình thái của nhiễm sắc thể, người ta sử dụng tiêu bản nhiễm sắc thể đang ở kì nào của quá trình phân bào? A. Kỳ đầu. B. Kỳ giữa. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối. Câu 2. Để quan sát rõ hình thái của nhiễm sắc thể, người ta sử dụng vật kính A. 5x. B. 10x. C. 40x. D. 100x. Câu 3. Để thực hiện tiêu bản nhiễm sắc thể, người ta thường dùng loại tế bào nào sau đây? A. Hợp tử. B. Tế bào tinh trùng. C. Tế bào đỉnh sinh trưởng. D. Tế bào soma. Câu 4. Có bao nhiêu chất dưới đây là chất độc gây đột biến? (1) DDT. (2) Dioxin. (3) Dipterex. (4) 2,4-D. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.  CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (30 câu, học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 30, mỗi câu chỉ chọn 1 phương án đúng). Câu 1. Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của NST? A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn trong cùng một nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn D. Đảo đoạn. Câu 2. Loại đột biến NST nào sau đây làm giảm lượng vật chất di truyền trong tế bào? A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Đa bội. Câu 3. Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể? A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể. C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau. Câu 4. Dạng đột biến nào sau đây làm tăng chiều dài của 1 NST ? A. Đảo đoạn NST. B. Dị đa bội. C. Tự đa bội. D. Lặp đoạn NST.
2 Câu 5. Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhóm gen liên kết? A. Lệch bội B. Tự đa bội C. Dị đa bội D. Chuyển đoạn Câu 6. Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu NST? A. 13 B. 42 C. 15 D. 21 Câu 7. Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể dẫn đến lặp gen tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn. Câu 8. Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, thể tam bội phát sinh từ loài này có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là A. 17. B. 19. C. 27. D. 36. Câu 9. Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội? A. Thể một. B. Thể tam bội. C. Thể tứ bội. D. Thể ba. Câu 10. Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là A. 8. B. 4. C. 6. D. 2. Câu 11. Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? A. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 0 và nối lại. B. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau. C. Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng. D. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác. Câu 12. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể sinh vật là A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn. B. mất đoạn lớn. C. lặp đoạn và mất đoạn lớn. D. đảo đoạn. Câu 13. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? (1): ABCD●EFGH → ABGFE●DCH (2): ABCD●EFGH → AD●EFGBCH A. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. D. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động. Câu 14. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn? A. Đảo đoạn.
3 B. Mất đoạn. C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn. Câu 15. Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là CDEFG●HI. Đây là dạng đột biến nào? A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 16. Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm giảm số lượng gen trên 1 NST? A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn trong 1 NST. C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn Câu 17. Dạng đột biến cấu trúc NST sau đây làm tăng hoạt tính của enzyme amilase ở đại mạch? A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 18. Loại đột biến cấu trúc NST được dùng để xác định vị trí của gen trên NST là A. lặp đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 19. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng nào thường ít tác hại tới thể đột biến nhất? A. mất đoạn B. lặp đoạn C. đảo đoạn D. chuyển đoạn Câu 20. Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên? A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn C. Mất đoạn D. Lặp đoạn Câu 21. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG●HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG●HKM. Dạng đột biến này A. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. B. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. C. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. D. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. Câu 22. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho một gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác? A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
4 Câu 23. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai chromatid khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây? A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 24. Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbEe. B. AaBbDdEe. C. AaaBbDdEe. D. AaBbDEe. Câu 25. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 22. Theo lí thuyết, số loại thể một có thể xuất hiện tối đa trong loài này là bao nhiêu? A. 21. B. 11. C. 23. D. 9 Câu 26. Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ? A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1). C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). Câu 27. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội (2n). Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ NST là A. 4n. B. n. C. 3n. D. 2n. Câu 28. Thể đột biến nào sau đây có bộ NST 2n - 1? A. Thể một. B. Thể tứ bội. C. Thể tam bội. D. Thể ba. Câu 29. Thể đột biến nào sau đây được tạo ra nhờ kết hợp lai xa và đa bội hóa

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.