PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 4. MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN Ở CƠ THỂ NGƯỜI.docx

Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới 1 CHỦ ĐỀ 4. MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN Ở CƠ THỂ NGƯỜI A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Máu 1. Các thành phần của máu Các thành phần Chức năng - Huyết tương + Chiếm khoảng 55% máu + Gồm nước, chất dinh dưỡng và chất hoà tan khác - Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch - Vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải. - Các tế bào máu : + Hồng cầu (khoảng 43%): hình dĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ, tham gia vận chuyển chất khí (O 2 , CO 2 ). + Bạch cầu (<1%): có nhân, không màu, tham gia bảo vệ cơ thể. + Tiểu cầu (<1%): Không nhân, tham gia vào quá trình đông máu - Vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu. - Tham gia bảo vệ cơ thể. - Tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu. 2 Miễn dịch và Vaccine a) Miễn dịch - Miễn dịch là khả năng cơ thể ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể. - Thành phần chính trong hệ miễn dịch là các tế bào bạch cầu, được chia làm 3 loại : + Thực bào : Có chức năng tiêu diệt mầm bệnh bằng cách bao trọn, hấp thụ sau đó nghiền nát, và ăn các phần còn lại của mầm bệnh + Tế bào lympho B : Giúp cơ thể ghi nhớ lại các bệnh trước đây đã gặp phải và nhận biết nếu chúng quay lại tấn công + Tế bào lympho T : Giúp phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh - Có 2 loại miễn dịch : miễn dịch bẩm sinh va miễn dịch đáp ứng
Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới 2 + Miễn dịch bẩm sinh: là khả năng của con người không mắc một số bệnh do vi khuẩn gây bệnh không có khả năng sinh sản và phát triển trong cơ thể. Miễn dịch bẩm sinh là dấu hiệu của loài, do đặc điểm sinh học tạo nên và là kết quả của sự phát triển chủng loại. Ví dụ như da, niêm mạc, dịch tiết, ... + Miễn dịch tập nhiễm: Là khả năng miễn dịch được tạo nên trong quá trình sinh sống của con người do cơ thể đã mắc bệnh hoặc đã được tiêm chủng tạo nên, giữ cho cơ thể không mắc lại bệnh đó nữa sau khi khỏi bệnh. - Con người có thể tạo ra miễn dịch nhân tạo bằng cách sử dụng vaccine - Kháng nguyên là các chất lạ, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được bạch cầu nhận diện ra sinh ra các kháng thể tương ứng chống lại mầm bệnh. -  Kháng thể là phân tử protein do tế bào lympho B tạo ra để chống lại kháng nguyên. -  Kháng nguyên và kháng thể tương tác theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá để tạo phản ứng miễn dịch. -  Tế bào lympho B phân bào và biệt hoá thành tương bảo, tương bảo tạo ra kháng thể để tiêu diệt vi sinh vật hoặc làm bất hoạt độc tổ của chúng. Cơ chế miễn dịch trong cơ thể người - Cơ chế miễn dịch của cơ thể người trải qua ba hàng rào bảo vệ + Khi yếu tố gây bệnh xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể sẽ trải qua hàng rào thứ nhất là quá trình thực bào của các tế bào bạch cầu + Nếu thoát khỏi quá trình thực bào này sẽ gặp hàng rào bảo vệ thứ hai là tế bào lympho B, các tế bào này sẽ tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ thể và đánh dấu những tế bào nhiễm bệnh + Những tế bào được đánh dấu sẽ bị các tế bào lympho T nhận diện và phá huỷ. b) Vaccine -  Vaccine sử dụng mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu để kích thích tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể. -  Kháng thể tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine. 3. Nhóm máu và truyền máu a) Nhóm máu -  Nhóm máu là nhóm các tế bào hồng cầu được xác định dựa vào các đặc tính kháng nguyên khác nhau. -  Hệ nhóm máu phổ biến nhất là hệ nhóm máu ABO gồm bốn nhóm máu A, B, AB, O. Nhóm máu Đặc điểm A B AB O Kháng nguyên trên hồng cầu A B A,B Không có A,B Kháng thể trong huyết tương Β α Không có α, β α, β
Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới 3 - Hệ nhóm máu Rhesus: Hệ Rh được xác định bằng sự hiện diện của kháng nguyên D trong tế bào hồng cầu gọi là Rh+ (Rhesus D dương), hoặc không có sự hiện diện của kháng nguyên D gọi là Rh- (Rhesus D âm). b) Truyền máu -  Trong quá trình truyền máu, để tránh hiện tượng kết dính có thể xảy ra, máu của người cho cần cùng nhóm với máu của người nhận. -  Trong trường hợp không có máu trùng với nhóm máu của người nhận, có thể truyền máu khác nhóm nhưng đảm bảo nguyên tắc không để kháng thể trong máu của người nhận gây kết dính kháng nguyên trong máu được truyền. II. Hệ tuần hoàn 1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn - Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch. Tim hoạt động như 1 chiếc bơm, vừa hút, vừa đảy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn. - Hệ mạch gồm động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. - Các mạch máu có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín. Trong đó, động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, chất khí, các chất giữa máu và các tế bào; máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim 2. Chức năng của hệ tuần hoàn -  Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí và các chất khác đến các tế bào và mô của cơ thể -  Lưu thông máu qua vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ để thực hiện chức năng trên -  Sự phối hợp của các cơ quan trong hệ tuần hoàn thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn. B. KIẾN THỨC MỞ RỘNG
Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới 4 - Cấu tạo của Tim: Tim người là 1 túi rỗng, có vách ngăn chia tim thành 2 nửa (trái, phải), mỗi nửa gồm tâm nhĩ ở trên, tâm thất ở dưới. Giữa tâm nhĩ và tâm thất phải có van 3 lá, giữa tâm nhĩ và tâm thất trái có van 2 lá, giữa tâm thất trái với động mạch chủ có van bán nguyệt (van tổ chim), giữa tâm thất phải và động mạch phổi có van bán nguyệt. - Tim hoạt động như 1 chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn. - Tim luôn co bóp theo nhịp điệu nhất định được gọi là chu kỳ co bóp của tim. Mỗi chu kỳ tim gồm 5 kỳ: tâm nhĩ co (0,1s); tâm nhĩ giãn (0,7s); tâm thất co (0,3s); tâm thất giãn (0,5s); kỳ tim nghỉ: 0,4s. Thời gian của 1 chu kỳ là 0,8s. - Hệ mạch: gồm động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. - Các mạch máu có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín. Trong đó, động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, chất khí, các chất giữa máu và các tế bào; máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.