Nội dung text 19. Đỗ Thị Thu Hương.docx
1 BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG ĐỖ THỊ THU HƯƠNG PHẠM NGỌC LAN ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA THỂ PHONG HÀN TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ HÀ NỘI – NĂM 2019
2 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 1.1 Những lí luận cơ bản,cơ sở về đau dây thần kinh tọa 2 1.2. Các công trình nghiên cứu về đau dây thần kinh tọa 6 1.3. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt trong phòng, chữa bệnh 9 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu 15 2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu 17 2.4. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị 18 2.5. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu 19 2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 19 2.7. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 19 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 20 3.2. Đánh giá kết quả điều trị 23 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 30 4.1. Về đặc điểm bệnh nhân 30 4.2. Về đặc điểm lâm sàng lúc vào viện 31 4.3. Đánh giá kết quả sau điều trị 32 4.4. Bàn luận về xoa bóp bấm huyệt 33 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 35 CHƯƠNG 6. KIẾN NGHỊ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐDTKT : Đau dây thần kinh tọa DTKT : Dây thần kinh tọa DHKN : Dây hông khoeo ngoài DHKT : Dây hông khoeo trong RLCG : Rối loạn cảm giác RLVĐ : Rối loạn vận động RLPXGG : Rối loạn phản xạ gân gót XBBH : Xoa bóp bấm huyệt YHCT : Y học cổ truyền YHHĐ : Y học hiện đại
4 ĐẶT VẤN ĐỀ Đau dây thần kinh tọa (ĐDTKT) là 1 trong những thể bệnh thường gặp nhất của hội chứng thắt lưng hông.Theo phân loại Quốc tế ICD-10 bệnh được xếp vào mục G57:”Bệnh thần kinh chi dưới - Thần kinh tọa” (ICD-10, G57,WHO, Geneva, 1990). ĐDTKT tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường kéo dài gây đau đớn và ảnh hưởng nặng nề về khả năng hoạt động thể lực của con người, nhất là ở lứa tuổi lao động. ĐDTKT thể phong hàn với các triệu chứng chính là đau ngang vùng thắt lưng lan xuống hông và mặt sau ngoài đùi, cẳng chân có thể tới gót và mu bàn chân. Đau tăng khi gặp lạnh,toàn thân sợ lạnh vì thế làm cho người bệnh đi lại rất khó khăn. ĐDTKT còn là 1 bệnh nằm trong lĩnh vực “Đau do bệnh thần kinh”có liên quan tới những thay đổi sinh lý bệnh ở nhiều mức độ của hệ thần kinh mà việc xử lí bằng nội khoa chứng đau này thường không đem lại kết quả thỏa mãn, người bệnh ít khỏi đau thực sự nếu chỉ dùng một liệu pháp đơn độc [11]. Việc điều trị thường nhằm vào ba mục tiêu: Thứ nhất là việc điều trị bằng thuốc phải được đơn giản hoá và hạn chế ở mức tối thiểu, những thuốc giảm đau, giãn cơ thông thường chỉ có tác dụng rất hiếm hoi nên người bệnh (kể cả một số thầy thuốc) có xu hướng tăng liều với hi vọng chóng khỏi đau. Thứ hai là giúp cho bệnh nhân hiểu rõ hơn triệu chứng đau và các yếu tố làm cho đau vượng phát. Thứ ba là vận động của người bệnh phải dưới sự hướng dẫn cuả thầy thuốc, đi đôi với một kế hoạch tập luyện tăng các động tác không đau [1], [4], [11], [15], [40]. Do vậy việc tìm kiếm, cải tiến các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ĐDTKT là một việc rất cần thiết. Y học hiện đại (YHHĐ) cũng như Y học cổ truyền (YHCT) có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau như dùng thuốc và không dùng thuốc. Xoa bóp bấm huyệt (XBBH) là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đã được bệnh viện Châm Cứu Trung ương áp dụng trên lâm sàng có hiệu quả rõ.