PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1.1 - Trong lời mẹ hát.docx

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU Thời gian thực hiện: 14 tiết I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Năng lực 1.1. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn. 1.2. Năng lực đặc thù: - Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, cảm xúc; nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học. - Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề, nhận biết phân tích được tình cảm cảm xúc cảm hứng chủ đạo của người viết thông qua văn bản. - Bước đầu làm được bài thơ sáu chữ, bảy chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ vé một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. - Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác. 2. Phẩm chất - Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quê hương. II.KIẾN THỨC -Khái niệm thơ sáu chữ, bảy chữ. -Khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:  KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ TRONG LỜI MẸ HÁT, NHỚ ĐỒNG NHỮNG CHIẾC LÁ THƠM THO (Đọc kết nối chủ điểm) CHÁI BẾP (Đọc mở rộng theo thể loại)
- Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh về nhà thơ, hình ảnh; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ Trò chơi “Ô cửa bí mật”. Có 1 bức ảnh liên quan đến bài học được che bởi 5 mảnh ghép. Để lật mở được các mảnh ghép, Hs phải trả lời được câu hỏi. Hs đoán được bức ảnh trước khi lật mở hết các mảnh ghép sẽ được cộng 2 điểm. Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như...chảy ra Câu 2: Điền từ còn thiếu vào câu ca dao: Ai rằng công mẹ như... Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn Câu 3: Điền từ còn thiếu vào câu ca dao: Nhớ ơn chín chữ... Ba năm bú mớm biết bao thân tình Câu 4: Điền từ còn thiếu vào câu thơ: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ... của con suốt đời 5. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao: Đố ai đếm được... 1.Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền. 2. Ai rằng công mẹ như non Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn. 3.  Mẹ già như ánh trăng khuya Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền. Cách 2: Cách 3: Câu 1: Nước trong nguồn Câu 2: Non Câu 3: Cù lao Câu 4: Ngọn gió Câu 5: Vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già => Bức ảnh bí mật gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. => Bức ảnh: những gương mặt thân yêu trong gia đình Thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS quan sát, suy nghĩ Báo cáo Thảo luận - Yêu cầu HS trả lời theo yêu cầu. Kết luận Nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại : Cuộc sống quanh ta có biết bao điều đáng nhớ gương mặt thương yêu của người thân, bạn bè; ánh trăng lấp lánh trên dòng sông, ánh nắng trên hàng cau, ngọn khói lam chiều,… Tất cả những điều đó làm nên sự giàu có của tâm hồn chúng ta. Nhiều gương mặt thân yêu, khoảnh khắc kỳ diệu trong cuộc sống đã được thể hiện rất sinh động trong các vần thơ. Bài học này sẽ giúp các em cảm nhận được điều đó qua các bài thơ sáu chữ, bảy chữ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Giới thiệu tri thức đọc hiểu a. Mục tiêu: - Kích hoạt kiến thức về thể loại thơ sáu chữ, bảy chữ - Nhận biết được những đặc điểm của thể thơ sáu chữ, bảy chữ qua các yếu tố vần, bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học. b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ (1)- GV giao các câu hỏi chuẩn bị bài trước ở nhà cho các nhóm theo phiếu học tập sau: Nhóm 1 Câu 1.Hãy nêu khái niệm thơ sáu chữ, bảy chữ. Nhóm 2 Câu 2. Em hiểu thế nào về vần liền và vần cách ?Cho ví dụ. Nhóm 3 Câu 3. Thế nào là bố cục và mạch cảm xúc trong bài thơ ? Nhóm 4 Câu 4. Cảm hứng chử đạo là gì? Nêu vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học? (2) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong trò chơi “Vòng quay may mắn” để củng cố hệ thống tri thức đọc hiểu. Câu 1: Đây là một thể mỗi dòng có sáu chữ, thường có gieo vần ngắt nhịp linh hoạt? A. Bốn chữ C. Lục bát B. Sáu chữ D. Năm chữ Câu 2:Thơ bảy chữ là: A. Là thể thơ mà mỗi dòng thơ có bảy chữ. B. Là thể thơ có bảy câu thơ trong một bài thơ. C. Là thể thơ có 7 khổ thơ. D. Là thể thơ có 7 đoạn thơ. Câu 3: Nhận xét nào không đúng khi nói về bố cục của bài thơ? A. Là sự sắp xếp tổ chức các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. B. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ; từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ. C. Giúp người đọc nhìn thấy, tưởng tượng thấy điều mà nhà thơ miêu tả . Câu 4: Em hiểu thế nào là vần liền? A. Là vần là trường hợp tiếng cuối của 2 dòng thơ liên tiếp vần với nhau. B. Là vần gieo ở hai tiếng giữa câu. C. Là vần gieo ngắt quãng D. Là vần gieo ở đầu câu thơ. A.Tri thức đọc hiểu - Thơ sáu chữ là thễ thơ mỗi dòng có sáu chữ. Thơ bảy chữ là thế thơ mỗi dòng có bảy chữ. Mỗi bài gồm nhiều khổ. Mỗi khổ thường có 4 dòng thơ và có cách gieo vần, cách ngắt nhịp đa dạng. - Vần: bên cạnh cách phân loại vần chân vần lưng (đã học ở NV 7 tập 1, bộ sách CTST) vần trong thơ còn được phân loại thành vần liền và vần cách ( thuộc vần chân). Vần liền là trường hợp tiếng cuối của 2 dòng thơ liên tiếp vần với nhau. Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở 2 dòng thơ cách nhau vần với nhau. - Bố cục của bài thơ Là sự sắp xếp tổ chức các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ; từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.