Nội dung text LT3 - ĐĐ Khoa - TMS trong phục hồi vận động sau đột quị.pdf
LỚP ĐÀO TẠO LIÊN TỤC (CME) LẦN 3 NĂM 2024 CHUYÊN ĐỀ "ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KÍCH THÍCH TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ TRONG CÁC BỆNH LÝ TÂM THẦN KINH" KÍCH THÍCH TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ TRONG PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG SAU ĐỘT QUỴ BS ĐÀO DUY KHOA ĐƠN VỊ ĐỘT QUỴ, KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐHYD TPHCM
NỘI DUNG 1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA rTMS 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA rTMS TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SAU ĐỘT QUỴ 3. CÁC PROTOCOL ĐIỀU TRỊ 4. CÁC BẰNG CHỨNG HIỆN TẠI
Những vấn đề thực tế cần đối mặt ➢Đột quị là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người trưởng thành ➢Có đến 80% người bệnh vẫn còn khiếm khuyết vận động ở tay sau đột quị ➢Những tiến bộ trong phục hồi chức năng hậu đột quị chưa theo kịp tốc độ cải tiến trong điều trị đột quị giai đoạn cấp. => Nhu cầu phục hồi chức năng cho người mắc di chứng sau đột quị cần được quan tâm. Langhome et al, 2009; Mozaffarian, 2015
Nguyên lý điều trị của TMS 1. TMS tạo ra một từ trường vài Tesla thông qua các cuộn dây dẫn. 2. Năm 1990, Tofts đưa ra một mô hình phân bố của dòng điện trong hệ TKTW được tạo ra bởi từ trường. Ông chứng minh nếu từ trường thay đổi một cách nhanh chóng sẽ tạo ra dòng điện trong não. 3. Nếu cuộn dây dẫn đặt phẳng trên da dầu, dòng điện tạo ra sẽ ở trong mặt phẳng bên dưới song song với cuộn dây dẫn và da đầu