PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 11. Đề thi cuối kì 1 (đề số 7) - FORM MỚI.pdf

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 7 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, S = 32. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hằng số cân bằng của phản ứng N2O4(g) ⇌ 2NO2(g) là A. 2 2 C 2 4 [NO ] K . [N O ] = B. 2 C 1 2 2 4 [NO ] K . [N O ] = C. 2 C 2 4 [NO ] K . [N O ] = D. 2 2 C 2 4 [NO ] K . [N O ] = Câu 2. Nhóm chức là A. nhóm nguyên tử carbon trong đó có chứa liên kết đơn, đôi, ba. B. một nguyên tử trong phân tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ. C. nhóm nguyên tử trong phân tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ. D. nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ. Câu 3. Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí ammonia (NH3)? A. H2SO4 đặc. B. P2O5 khan. C. CuSO4 khan. D. CaO khan. Câu 4. Tính chất vật lí nào sau đây được quan tâm khi tách hai chất lỏng tan vào nhau bằng phương pháp chưng cất? A. Nhiệt độ sôi của chất. B. Nhiệt độ nóng chảy của chất. C. Tính tan của chất trong nước. D. Màu sắc của chất. Câu 5. Chất X được sử dụng làm muối tắm, làm giảm dịu cơ bắp khi sung tấy cho con người, bổ sung magnesium cho tôm, cá, động vật thủy sinh. Chất X là A. CaSO4. B. BaSO4. C. MgSO4. D. (NH4)2SO4. Câu 6. Trong các hợp chất dưới đây, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ? A. Sodium carbonate (Na2CO3). B. Carbon dioxide (CO2). C. Methane (CH4). D. Potassium cyanide (KCN). Câu 7. Khí NOx là một trong các nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa acid, mù quang hóa, hiện tượng phú dưỡng... làm ô nhiễm môi trường. Hoạt động nào sau đây là nguyên nhân tự nhiên làm phát sinh NOx? A. Hoạt động giao thông vận tải. B. Hoạt động của nhà máy nhiệt điện. C. Hoạt động của núi lửa. D. Hoạt động đốt nhiên liệu. Câu 8. Chất nào sau đây không phải là chất điện li? A. HCl. B. NaOH. C. C12H22O11. D. NaCl. Câu 9. Loại công thức nào say đây cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử? A. Công thức phân tử. B. Công thức tổng quát. C. Công thức đơn giản nhất. D. Công thức tổng quát hoặc công thức đơn giản nhất. Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nitrogen là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất. B. Hai nguyên tử N trong phân tử nitrogen liên kết với nhau bằng liên kết ba. C. Nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật phẩm trong y học. D. Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hóa học. Mã đề thi: 777
Câu 11. Khi bị bỏng sulfuric acid cần rửa ngay với nước lạnh, sau đó trung hòa acid bám trên da bằng dung dịch nào sau đây? A. NaOH đặc. B. NaOH loãng. C. HCl loãng. D. NaHCO3 loãng. Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong tự nhiên, sulfur chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. B. Mỗi phân tử sulfur chỉ có một nguyên tử S. C. Quặng pyryte có thành phần chính là FeS. D. Trong tinh thể sulfur, các phân tử S8 tương tác với nhau bằng tương tác Van der Waals. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hầu hết các muối ammonium đều dễ tan trong nước. B. Dung dịch muối ammonium phân li hoàn toàn thành ion. C. Các muối ammonium đều kém bền với nhiệt, khi đun nóng bị phân huỷ thành ammonia và acid tương ứng. D. Muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm nóng giải phóng ammonia. Câu 14. Theo thuyết Bronsted – Lowry, dãy gồm các chất và ion nào sau đây là acid? A. Fe2+, HCl, PO4 3- . B. CO3 2- , SO3 2- , PO4 3- . C. Na+ , H+ , Al3+ . D. Fe3+, Al3+, HNO3. Câu 15. Cho các cặp chất sau: (a) CHCH và CH3-CCH; (b) (CH3)2C=CH2 và CH3CH2CH=CH2; (c) CH3CH2CH=O và CH3COCH3; (d) CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3; (e) CH2=CH–CH2CH3 và CH2=CH-CH=CH2. Số cặp chất là đồng phân của nhau là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16. Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau: (a) 2H2SO4 + C ⎯⎯→ 2SO2 + CO2 + 2H2O. (b) H2SO4 + Fe(OH)2 ⎯⎯→ FeSO4 + 2H2O. (c) 4H2SO4 + 2FeO ⎯⎯→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. (d) 6H2SO4 + 2Fe ⎯⎯→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là A. (d). B. (a). C. (c). D. (b). Câu 17. Cho sulfur lần lượt phản ứng với các chất sau ở điều kiện thích hợp: Fe, H2, Hg và KClO3. Số phản ứng mà sulfur là chất oxi hóa là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1 Câu 18. Số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức cơ bản được cho ở bảng (a). Chất X có công thức phân tử là C5H10O và có phổ hồng ngoại như hình (b) dưới đây: Nhóm chức Số sóng (cm-1 ) -OH (alcohol) 3500 - 3200 -NH- (amine) 3300 - 3000 -CHO (aldehyde) 2830 - 2695 (C-H) 1740 - 1685 (C=O) -CO- (ketone) 1715 - 1666 (C=O) -COOH (carboxylic acid) 3300 - 2500 (OH) 1760 - 1690 (C=O) -COO- (ester) 1750 - 1715 (C=O) Hình (a) Hình (b) Nhóm chức có trong phân tử X là A. aldehyde. B. alcohol. C. carboxylic acid. D. amine. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Khí sulfur dioxide (SO2) là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nhưng khi được sử dụng đúng mục đích sẽ có nhiều ứng dụng: dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng giấy, bột giấy, chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm,... a. Sulfur dioxide là chất trung gian trong quá trình sản xuất sulfuric acid. b. Sử dụng vôi sữa để xử lí khí thải SO2 theo phản ứng hóa học: Ca(OH)2 + SO2 → CaSO4 + H2O. c. Trong phản ứng: SO2(g) + NO2(g) → SO3(g) + NO(g), sulfur dioxide thể hiện tính khử. d. Sự phát thải khí SO2 vào bầu khí quyển là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Câu 2. Phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen bằng quá trình Haber như sau: N2(g) + H2(g) 2NH3(g) ; o r 298  = H −92kJ (1) a. Phản ứng (1) là quá trình thuận nghịch nên tại thời điểm cân bằng, hỗn hợp trong buồng phản ứng gồm ammonia, nitrogen và hydrogen. b. Do ammonia khó hoá lỏng nên khi làm lạnh hỗn hợp, nitrogen và hydrogen sẽ tách ra khỏi hỗn hợp. c. Nếu không sử dụng chất xúc tác thì phản ứng (1) không thể tạo thành ammonia. d. Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Vì vậy, để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận, cần phải giảm nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu giảm nhiệt độ xuống thấp thì tốc độ phản ứng lại nhỏ. Câu 3. Quan sát hình mô phỏng thí nghiệm sau: a. Chất bị hấp phụ mạnh nhất là chất c. b. Chất bị hấp phụ kém nhất là chất a. c. Hình thí nghiệm mô phỏng về phương pháp chiết lỏng – lỏng. d. Chất c hòa tan trong dung môi tốt nhất. Câu 4. Hợp chất hữu cơ X có trong thành phần của giấm táo. Khi phân tích nguyên tố X thu được phần trăm các nguyên tố là: 40%C, 6,67%H và còn lại là O. Bằng phổ MS, người ta xác định được phân tử khối của X là 60. a. X thuộc loại dẫn xuất của halogen. b. Công thức phân tử của X là CH2O. c. Cho biết phổ IR của X thấy có tín hiệu hấp thụ ở 1715 cm-1 đồng thời thấy một số tín hiệu hấp thụ trong vùng 3400 – 2500 cm-1 . Từ đó suy ra X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3 – COOH. d. X thuộc dùng dãy đồng đẳng với hợp chất HCOOCH3. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Một loại dung dịch nước rửa bát có nồng độ ion OH− là 9,5 10− mol/L. Giá trị pH của dung dịch nước rửa bát bằng bao nhiêu? Câu 2. Có các thí nghiệm sau: (1) Cho KI tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (2) Sục khí SO2 vào nước bromine (Br2). (3) Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2SO4. (4) Nhúng lá nhôm (aluminium) vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Liệt kê các thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học theo chiều tăng dần số thứ tự (ví dụ: 1234, 24,...) Câu 3. Số đồng phân mạch hở có cùng công thức C3H6Br2 là bao nhiêu?
Câu 4. Để xác định công thức của oleum (H2SO4.nSO3), người ta pha loãng 8,36 gam oleum vào nước thành 1 L dung dịch sulfuric acid, sau đó tiến hành chuẩn độ mỗi 10,0 mL dung dịch acid này bằng dung dịch NaOH 0,10 M. Thể tích NaOH trung bình cần sử dụng để chuẩn độ là 20,01 mL. Tìm n. Câu 5. Cho các chất sau: (a) CH3CH2OH; (b) (CH3)2CHCH2CH2OH; (c) CH3CH2CH2OH; (d) (CH3)3COH; (e) (CH3)2CHOH; (g) HOCH2CH2OH; (h) (CH3)2CHCH2OH. Có bao nhiêu chất thuộc dãy đồng đẳng của CH3OH (methanol)? Câu 6. Một mẫu hoa hòe được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Người ta đun sôi hoa hòe với nước (100oC) để chiết lấy rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 lít nước ở 100oC và là 0,125 gam trong 1 lít nước ở 25oC. Giả thiết rằng toàn bộ lượng rutin trong hoa hòe đã tan vào nước khi chiết. Làm nguội dung dịch chiết 100 gam hoa hòe trên từ 100 oC xuống 25oC thì thu được bao nhiêu gam rutin kết tinh? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.