Nội dung text 1603.(WORD) THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6.pdf
Trường THCS Trang 2 Giáo viên: Biện pháp “Thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, năng lực tự học là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cấu trúc của năng lực tự học bao gồm 3 năng lực thành phần như sau: - Năng lực xác định mục tiêu học tập, bao gồm: Xác định nhiệm vụ học tập, tự đặt mục tiêu học tập. - Năng lực lập kế hoạch và thực hiện cách học, bao gồm: Lập kế hoạch học tập, thực hiện kế hoạch học tập (chủ động tiếp nhận thông tin từ sách giáo khoa (kênh chữ, kênh hình), từ tài liệu tham khảo; lưu giữ thông tin có chọn lọc). - Năng lực đánh giá và điều chỉnh việc học, bao gồm: Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. Vì vậy, để rèn luyện cho người học năng lực tự học biết xác định mục tiêu học tập, lập kế hoạch và thực hiện cách học, biết tự đánh giá và điều chỉnh việc học của mình trong quá trình dạy học, giáo viên cần hướng dẫn tự học từng bước thông qua các hoạt động học tập. Với thực trạng trường trung học cơ sở Nhơn Phúc hiện nay, còn nhiều học sinh vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa xác định mục tiêu học tập, lập kế hoạch và thực hiện cách học, cũng như việc tự đánh giá và điều chỉnh việc học của bản thân dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa cao. Mặt khác, một số giáo viên chỉ lo thực hiện chức năng giảng dạy của mình mà ít quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu, lập kế hoạch học tập, đặc biệt hướng dẫn học sinh kỹ năng tự học thông qua các hoạt động học tập, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp “Thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6”.
Trường THCS Trang 3 Giáo viên: Biện pháp “Thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6” II. NỘI DUNG 1. Quy trình thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6: Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, quy trình thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6, bản thân tôi đã xây dựng gồm 5 bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu học tập. Tùy vào nội dung chủ đề, giáo viên tiến hành phân tích mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát triển năng lực, chú trọng mục tiêu phát triển năng lực tự học. Trên cơ sở đó, xác định những nội dung có thể phát triển năng lực tự học của học sinh. Bước 2: Phân tích nội dung, xác định các hoạt động học tập phát triển năng lực tự học. Phân tích nội dung của chủ đề nhằm xác định thành phần kiến thức, mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã biết của học sinh để thiết kế hoạt động học tập sao cho phù hợp với năng lực tự học của học sinh. Sau khi phân tích nội dung, giáo viên sẽ phác họa trình tự logic nội dung phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức ở sách giáo khoa làm cơ sở để thiết kế các hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập - vận dụng trong bài một cách thích hợp. Trên cơ sở phân tích đó, giáo viên xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành các dạng hoạt động học tập phát triển năng lực tự học trong khâu của quá trình dạy học. Bước 3: Sưu tầm, lựa chọn, xây dựng tư liệu cho việc thiết kế các hoạt động học tập. Giáo viên cần thu thập tư liệu từ sách, báo, tạp chí giáo dục, trang web khoa học có liên quan để xây dựng kho tư liệu nhằm tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nội dung của chủ đề. Tư liệu có thể là tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ, các thí nghiệm liên quan đến chủ đề. Đối chiếu với mục tiêu và nội dung chủ đề, từ nguồn tư liệu thu thập được để thiết kế các dạng hoạt động học tập sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học. Đây chính là nguồn nguyên liệu thô để thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực tự học. Bước 4: Thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học. Từ nguồn tư liệu thô, giáo viên cần sàng lọc, cấu trúc lại cho học sinh sử dụng thuận tiện, dễ hiểu, dễ vận dụng. Giáo viên lựa chọn tư liệu và mã hóa tư liệu thành