PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 1. ETHYLIC ALCOHOL (File HS).docx

CHUYÊN ĐỀ 1. ETHYLIC ALCOHOL KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Công thức và đặc điểm cấu tạo - Ethylic alcohol hay ethanol có: Công thức phân tử Công thức cấu tạo Đặc điểm cấu tạo C 2 H 6 O hay CH 3 – CH 2 – OH Có nhóm -OH, chính nhóm này gây nên tính chất hóa học đặc trưng của ethylic alcohol. II. Tính chất vật lí - Ở điều kiện thường, ethylic alcohol là chất lỏng, không màu, mùi đặc trưng, vị cay, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iodine, benzene, xăng, … - Ethylic alcohol sôi ở 78,3 o C và có khối lượng riêng là 0,789 gam/ cm 3 (ở 20 o C). - Độ cồn (kí hiệu X o hoặc X% vol) là số mL ethylic alcohol nguyên chất có trong 100 mL dung dịch ở 20 o C. 25CHOH(nguyªnchÊt)o dd V §écånX.100 V III. Tính chất hóa học 1. Phản ứng cháy của ethylic alcohol ♦ Thí nghiệm về phản ứng cháy của ethylic alcohol Bước 1: Lấy khoảng 1 mL ethylic alcohol cho vào bát sứ. Bước 2: Dùng que đóm dài để đốt cháy ethylic alcohol. Hiện tượng: Ethylic alcohol cháy với ngọn lửa xanh. Chú ý: Ethylic alcohol dễ bay hơi và dễ cháy nên cần hết sức chú ý khi sử dụng để tránh bị bỏng hoặc hỏa hoạn. - Ethylic alcohol cháy tạo thành carbon dioxide và nước, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. PTHH: C 2 H 5 OH + 3O 2 ot 2CO 2 + 3H 2 O 2. Phản ứng với natri (sodium) ♦ Thí nghiệm phản ứng giữa natri và ethylic alcohol Bước 1: Cho 5 mL ethylic alcohol tuyệt đối vào ống nghiệm. Bước 2: Cho một mẩu Na bằng hạt đậu xanh cho vào ống nghiệm. Hiện tượng: Viên Na tan ra và sủi bọt khí. Chú ý: Cần làm sạch mẩu Na trước khi phản ứng, dùng pank kẹp mẩu Na, không cầm trực tiếp. - Các kim loại mạnh như Na, K thay thế được nguyên tử H trong nhóm -OH của ethylic alcohol. PTHH: 2C 2 H 5 OH + 2Na → 2C 2 H 5 ONa + H 2 ↑
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [CTST - SGK] Từ công thức phân tử CH 4 O và C 3 H 8 O, hãy viết công thức cấu tạo của các chất có đặc điểm cấu tạo tương tự cấu tạo của ethylic alcohol. Câu 2. [CD - SGK] Có hai ống nghiệm, ống 1 chứa 3 mL nước, ống 2 chứa 3 mL C 2 H 5 OH. Thêm 2 mL xăng vào mỗi ống nghiệm, lắc nhẹ sau đó để yên. Dự doán các hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm. Câu 3. [CTST - SGK] Trong quá trình nấu rượu thủ công có công đoạn chưng cất rượu (đun nóng và ngưng tự để thu được rượu) bằng dụng cụ chuyên dụng. Hãy cho biết quá trình chưng cất rượu nêu trên dựa vào tính chất vật lí nào của ethylic alcohol? Giải thích. Câu 4. [CTST - SGK] Theo em, độ cồn là gì? Hãy cho biết tính chất vật lí nào làm cơ sở pha loãng ethylic alcohol thành dung dịch ethylic alcohol 45 o . Câu 5. [KNTT - SGK] Trên nhãn các chai bia, rượu vang, rượu whisky, … có ghi các giá trị như 4% vol, 14% vol, 40% vol, …. Các giá trị này có ý nghĩa như thế nào? Câu 6. [CD - SGK] Những chất nào sau đây phản ứng được với Na? (a) CH 3 – OH (b) CH 3 – CH 2 – CH 3 (c) CH 3 – CH 2 – CH 2 – OH (d) H 2 O Viết các phương trình hóa học minh họa. KIẾN THỨC CẦN NHỚ IV. Điều chế, ứng dụng và tác hại của rượu bia 1. Điều chế (a) Điều chế ethylic alcohol từ tinh bột - Ethylic alcohol được điều chế bằng phương pháp lên men các nguyên liệu chứa tinh bột (gạo, ngô, sắn, …): 2HO/enzymeenzyme6105612625(1)(2) n glucoseethylicalcoholtinhbét CHOCHOCHOH E555FE555FE55555F PTHH: (1) (C 6 H 10 O 5 ) n + H 2 O enzyme nC 6 H 12 O 6 (2) C 6 H 12 O 6 enzyme2C 2 H 5 OH + 2CO 2 (b) Điều chế ethylic alcohol từ ethylene - Trong công nghiệp, lượng lớn ethylic alcohol được sản xuất từ ethylene cộng nước với xúc tác acid. PTHH: CH 2 = CH 2 + H 2 O acid C 2 H 5 OH 2. Ứng dụng Dung môi Nhiên liệu sinh học Sản xuất giấm, ester Sản xuất rượu, bia 3. Tác hại của việc lạm dụng rượu, bia, đồ uống có cồn - Các đồ uống có cồn như rượu, bia, nước hoa quả lên men, … đều chứa ethylic alcohol, là một chất kích thích thần kinh, gây nghiện. - Việc lạm dụng đồ uống có cồn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như các bệnh về gan, thận, tim mạch, ung thư, … - Đồ uống có cồn cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, gây mất trật tự nơi công cộng, …
Câu 7. [CD - SBT] Chọn các chất thích hợp với các chữ cái A, B, D trong các phương trình hóa học sau: (a) A + H 2 O → B (b) B + 3O 2 → 2CO 2 + 3H 2 O (c) B + Na → D + H 2 Viết công thức cấu tạo của A, B, D. Câu 8. [CD - SBT] Ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C 3 H 8 O. Biết: - X, Z là chất lỏng tác dụng được với Na, còn Y là chất khí không tác dụng với Na. - Trong phân tử X có một nguyên tử C chỉ liên kết trực tiếp với một nguyên tử H. Hãy xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z. Câu 9. [CD - SGK] Trên chai đựng ethylic alcohol có các kí hiệu sau: Nêu ý nghĩa của các kí hiệu trên. Cần phải làm gì khi sử dụng và lưu trữ ethylic alcohol? Câu 10. [KNTT - SGK] Tại sao khi ủ các loại quả chính có chứa đường glucose như nho, táo, mơ, mận, … ở điều kiện thích hợp, sau một thời gian thì thu được nước quả có mùi đặc trưng của ethylic alcohol? Câu 11. [KNTT - SGK] Ethylic alcohol được dùng làm nhiên liệu trong đèn cồn, … hoặc phối trộn với xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong (xe máy, ô tô, …). Ứng dụng này dựa vào tính chất nào của ethylic alcohol? Câu 12. [KNTT - SGK] Em hãy tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet và trình bày về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia theo dàn ý sau: (a) Kể tên một số loại bệnh có nguyên nhân từ việc lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn. (b) Học sinh có được sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn không? Tại sao? (c) Viết một câu thông điệp vận động mọi người trong cộng đồng không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Câu 13. [CD - SGK] Ethylic alcohol được sử dụng làm nhiên liệu vì khi cháy tỏa ra nhiều nhiệt. Biết 1 mol ethylic alcohol cháy hoàn toàn sẽ tỏa ra 1368 kJ. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 9,2 gam ethylic alcohol. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 14. [CD - SGK] Nêu sự khác nhau về cấu tạo của phân tử ethylic alcohol và phân tử ethane. Câu 15. [CTST - SGK] Giải thích vì sao có thể dùng cồn (cồn y tế, cồn công nghiệp, …) để tẩy vết sơn tường bị dính trên quần áo. Hãy trình bày cách tẩy sạch vết sơn này. Câu 16. [CTST - SGK] Xăng sinh học là sản phẩm trộn cồn sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu sinh học như phoi bào, mùn cưa, … (có thành phần chủ yếu là ethylic alcohol) vào xăng A92 theo tỉ lệ thể tích nhất định. Theo em, nhờ tính chất vật lí nào của ethylic alcohol mà nhà sản xuất pha trộn được xăng E5 (xăng sinh học). Câu 17. [CTST - SGK] Cồn có tác dụng diệt khuẩn tốt nên thường dùng để khử khuẩn. Hình bên dưới là cồn 70 o , hãy cho biết ý nghĩa của kí hiệu “cồn 70 o ”.
Câu 18. [KNTT - SGK] Trong số các chất sau: CH 3 – CH 3 ; CH 2 = CH 2 ; CH 3 – OH; CH 3 – CH 2 – OH, chất nào tác dụng được với Na? Viết phương trình hóa học của phản ứng. Câu 19. [CD - SBT] Hai chất hữu cơ A, B có cùng công thức phân tử C 2 H 6 O. Ở điều kiện thường A là chất khí không tan trong nước, B là chất lỏng tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. Trong hai chất A, B, chỉ có một chất tác dụng được với Na, chất còn lại không tác dụng. Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B. Câu 20. [CD - SBT] Có thể bảo quản Na bằng cách ngâm vào chất lỏng nào sau đây: dầu hỏa, nước cất, cồn 70 o , cồn 96 o . Giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho Na vào các dung dịch trên. Câu 21. [CTST - SGK] Theo em, ethylic alcohol dùng để sản xuất đồ uống có cồn sẽ được điều chế theo cách nào? Câu 22. [KNTT - SGK] Em tìm hiểu các nguồn nguyên liệu ở địa phương có thể sử dụng để sản xuất ethylic alcohol.  BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn ♦ Mức độ BIẾT Câu 1. Công thức phân tử của ethylic alcohol là A. CH 4 O. B. C 2 H 4 O 2 . C. C 2 H 6 O. D. CH 2 O 2 . Câu 2. Công thức cấu tạo của ethylic alcohol là A. CH 2 – CH 3 – OH. B. CH 3 – O – CH 3 . C. CH 2 – CH 2 – OH 2 . D. CH 3 – CH 2 – OH. Câu 3. (QG.16): Ethanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng ethanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của ethanol là A. methylic alcohol. B. ethylic alcohol. C. acetic acid. D. formic acid. Câu 4. [KNTT - SBT] Tính chất nào sau đây là của ethylic alcohol? A. Chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng, tan vô hạn trong nước. B. Chất lỏng không màu, không mùi, tan vô hạn trong nước. C. Chất lỏng có màu trắng, có mùi đặc trưng, tan một phần trong nước. D. Chất lỏng có màu trắng, không tan trong nước. Câu 5. [KNTT - SBT] Độ cồn là A. Số mol ethylic alcohol có trong 100 mL hỗn hợp ethylic alcohol với nước. B. Số mililít ethylic alcohol có trong 1000 mL hỗn hợp ethylic alcohol với nước. C. Số lít ethylic alcohol có trong 100 mL hỗn hợp ethylic alcohol với nước. D. Số mililít ethylic alcohol có trong 100 mL hỗn hợp ethylic alcohol với nước ở 20 o C. Câu 6. [KNTT - SBT] Nhóm nào sau đây gây nên tính chất đặc trưng của ethylic alcohol? A. Nhóm CH 3 -. B. Nhóm CH 3 – CH 2 -. C. Nhóm -OH. D. Cả phân tử. Câu 7. Ethylic alcohol tác dụng được với chất nào sau đây? A. Na. B. NaOH. C. NaCl. D. Na 2 CO 3 . Câu 8. Chất nào sau đây tác dụng được với Na? A. CH 3 -CH 3 . B. CH 3 -CH 2 -OH. C. C 6 H 6 . D. CH 3 -O-CH 3 . Câu 9. [KNTT - SBT] Trong phản ứng cháy của ethylic alcohol, chất nào trong không khí sẽ phản ứng với ethylic alcohol? A. Hydrogen. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Hơi nước. Câu 10. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây có phản ứng cộng với nước tạo thành ethylic alcohol? A. Ethylene. B. Butane. C. Methane. D. Tinh bột. Câu 11. Hợp chất hữu cơ X được điều chế bằng cách cho C 2 H 4 phản ứng với nước có acid làm xúc tác. Vậy X là chất nào trong các chất sau?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.