Nội dung text Lớp 12. Đề KT chương 4 (đề 3).docx
CHƯƠNG IV. POLYMER (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 4 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chọn định nghĩa đúng về monomer? A. Monomer là những phân tử nhỏ, phản ứng tạo với nhau tạo nên polymer. B. Monomer là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có chứa liên kết bội. C. Monomer là những phân tử lớn, phản ứng tạo với nhau tạo nên polymer. D. Monomer là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên. Câu 2. Polypropylene (PP) là chất dẻo thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế, đồ gia dụng,... Vật liệu được chế tạo từ PP thường có kí hiệu như hình dưới đây: PP được tổng hợp từ monomer nào sau đây? A. CH 2 =CH 2 . B. CH 2 =CHCl. C. CH 2 =CHCH 3 . D. C 6 H 5 CH=CH 2 . Câu 3. Phân tử polymer nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H? A. Poly(vinyl chloride). B. Polyacrylonitrile. C. Poly(vinyl acetate). D. Polyethylene. Câu 4. Polymer (22CHCHCHCH) n có tên gọi là A. polypropylene. B. poly(methyl methacrylate). C. Polybuta-1,3-diene. D. polyisoprene. Câu 5. Tính chất vật lí chung của polymer là A. chất lỏng, không màu, không tan trong nước. B. chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước. C. chất rắn, không bay hơi, dễ tan trong nước. D. chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước. Câu 6. Phản ứng chuyển hóa tinh bột thành glucose khi có mặt acid hoặc enzyme làm xúc tác thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Cắt mạch polymer. B. Giữ nguyên mạch polymer. C. Tăng mạch polymer. D. Phân huỷ polymer. Câu 7. Polycaproamide được tổng hợp theo phản ứng sau: Polycaproamide được điều chế bằng phản ứng A. trùng ngưng. B. thế. C. phân hủy. D. trùng hợp. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về polymer? A. Tơ nitron thuộc loại polymer trùng hợp. B. Nylon-6,6 thuộc loại polymer trùng ngưng. C. Sợi bông, tơ tằm là polymer thiên nhiên. D. Keo dán có tác dụng gắn bề mặt 2 vật liệu rắn và làm thay đổi tính chất của các vật liệu đó. Mã đề thi: 043
Câu 9. Poly(methyl methacrylate) (PMMA) cho ánh sáng truyền qua trên 90% nên được sử dụng làm thuỷ tinh hữu cơ. Thực hiện phản ứng trùng hợp monomer nào sau đây thu được PMMA? A. CH 2 =C(CH 3 )COOCH 3 . B. CH 2 =CHCOOCH 3 . C. CH 2 =CHC 6 H 5 . D. CH 2 =CHCl. Câu 10. Phát biểu nào sau đây về composite là đúng? A. Vật liệu nền có thể là chất dẻo hoặc cao su. B. Vật liệu cốt có vai trò đảm bảo cho các thành phần composite liên kết với nhau. C. Vật liệu nền được trộn vào vật liệu nền để tăng tính chất cơ lí. D. Vật liệu cốt có thể ở dạng sợi (sợi carbon, sợi vải,…) hoặc dạng bột (bột nhôm, bột silica,…). Câu 11. Cho các tơ sau: tơ cellulose acetate, capron, nitron, visco, nylon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ polyamide? A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 12. Tơ là những vật liệu polymer A. có tính đàn hồi. B. dạng sợi và không thấm nước. C. có tính dẻo. D. có dạng sợi mảnh và độ bền nhất định. Câu 13. Cellulose triacetate (CTA) là polymer được sản xuất thương mại lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1954. Polymer này được sử dụng để sản xuất tơ sợi chống nhăn, màng cho màn hình tinh thể lỏng, Công thức của cellulose triacetate là A. 6723 3nCHOOOCCH . B. (NH[2CH]5CO)n . C. 3 COOCH ( | 2 | CHC) n 3 CH . D. 2672 3nONOCHO . Câu 14. Vật liệu polymer nào sau đây không dùng làm keo dán? A. Hồ tinh bột. B. Nhựa vá săm. C. Vật liệu composite. D. Poly(urea-formaldehyde). Câu 15. Polymer nào sau đây không thuộc loại cao su? A. Poly(methyl methacrylate). B. Polychloroprene. C. Polyisoprene. D. Polybuta-l,3-diene. Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Bản chất quá trình lưu hóa cao su là tạo ra những cầu nối (–S–S–). B. Cao su lưu hóa có những tính chất hơn hẳn cao su thô như bền đối với nhiệt đàn hồi hơn lâu mòn, khó tan trong dung môi hữu cơ. C. Cao su lưu hóa có cấu tạo mạng không gian. D. Nhờ sự lưu hóa mà cao su có những tính chất vật lí hơn cao su thô như: tính đàn hồi, tính dẻo, bền với tác động của môi trường. Câu 17. Chất dẻo có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Tuy nhiên, do chất dẻo rất khó bị phân huỷ, nên việc sử dụng nhiều các vật dụng bằng chất dẻo dẫn đến nguy cơ về môi trường rất nghiêm trọng. Phát biểu nào sau đây về chất dẻo là không đúng? A. Chất dẻo được sử dụng để chế tạo bao bì, đồ gia dụng như tủ, văn phòng phẩm. B. Các polymer như PE, PP, PS, PVC,. là các chất được dùng để sản xuất chất dẻo. C. Phương pháp tối ưu để xử lí chất dẻo phế liệu là đốt hoặc chôn lấp. D. Để giảm thiểu ô nhiễm, cần hạn chế sử dụng đồ dùng một lần bằng chất dẻo mà cần tăng cường tái chế chất dẻo. Câu 18. Phân tử khối trung bình của poli(vinyl chloride) (PVC) là 75000. Số mắt xích có trong phân tử PVC là A. 2100. B. 1500. C. 1000. D. 1200.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Polymer X là chất dẻo có tính cách điện tốt, bền với acid, dùng phổ biến để sản xuất vật liệu cách điện, ống dẫn nước, áo mưa. Các vật dụng làm từ X thường được in kí hiệu như hình bên. a. Monomer cấu tạo nên X có công thức cấu tạo là CH 2 =CH–Cl. b. Polymer X được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng. c. Thủy phân X trong môi trường kiềm, đun nóng thu được poly(vinyl alcohol). d. Polymer X khi đun nóng không nóng chảy mà bị phân hủy. Câu 2. Cho các loại cao su: cao su thiên nhiên, cao su buna-S, cao su chloroprene. a. Cả ba loại đều là cao su tổng hợp. b. Cao su buna-S và cao su chloroprene được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp. c. Cao su chloroprene có tính kháng dầu tốt. d. Cả ba loại cao su đều chứa liên kết đôi trong phân tử. Câu 3. Mỗi phát biểu sau đây về polymer là đúng hay sai? a. Các polymer nhiệt rắn bị nóng chảy khi đun nóng. b. Mạch polymer trong tơ thường có cấu tạo không phân nhánh. c. Cao su buna – S thu được khi cho cao su buna tác dụng với sulfur. d. Vật liệu cốt đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết. Câu 4. Poly(butylene adipate terephtalate) (PBAT) là một loại tơ có khả năng phân huỷ sinh học, có tên thương mại là Ecoflex. BPAT có đặc tính tương tự như polyethylene mật độ thấp (LDPE) nên nó được sử dụng làm túi nylon, bao bì thực phẩm phân huỷ sinh học. PBAT được điều chế từ ba monomer sau đây: a. PBAT thuộc loại polyester. b. Phản ứng tổng hợp PBAT thuộc loại phản ứng trùng hợp. c. Một mắt xích PBAT gồm 3 nhóm ester. d. Túi nylon làm từ PBAT thân thiện với môi trường hơn so với LDPE. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các polymer: tinh bột; tơ acetate; capron; poly(phenol formaldehyde); polypropylene và nylon-6,6. Trong số các polymer trên, có bao nhiêu polymer tổng hợp? Câu 2. Trong các polymer sau: tinh bột, cellulose, protein, polyethylene và poly(vinyl chloride). Có bao nhiêu chất có thể bị phân huỷ sinh học? Câu 3. Polymer A thuộc loại poly(ester amide) được sử dụng trong dược phẩm để giải phóng thuốc có kiểm soát. Sau khi uống, các enzyme của cơ thể nhận biết các amino acid tự nhiên trong mạch polymer và phân cắt tại các vị trí này làm thuốc được giải phóng một cách từ từ. A có công thức cấu tạo như hỉnh sau đây. Từ công thức cấu tạo của A, cho biết có bao nhiêu monomer cấu thành nên A? Câu 4. Cao su lưu hóa có 2% sulfur (S) về khối lượng. Có bao nhiêu mắt xích isoprene có một cầu disulfide (–S–S–)? Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu methylene (–CH 2 –) trong mạch cao su.
Câu 5. Cho các polymer sau: cao su isoprene, poly(methyl methacrylate), polystyrene, tơ capron, cao su buna-N. Trong số các polymer trên, có bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng cộng trong điều kiện thích hợp? Câu 6. Trong công nghiệp, người ta điều chế PVC từ ethylene (thu được từ dầu mỏ) theo sơ đồ sau: Ethylene 2Cl (1) 1,2-dichloroethane o 500 C (2) vinyl chloride o xt, p, t (3) PVC Giả sử hiệu suất mỗi quá trình (1), (2) và (3) tương ứng là 50%, 65% và 60%, hãy tính số kg PVC thu được khi dùng 1 000 m 3 khí ethylene (ở 25 °C và l bar). (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.