PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DEMO Q1103.pdf


7 Biện pháp 1. Đổi mới tiết học Ngữ văn thông qua mô hình “Lớp học đảo ngược” để nâng cao tính tự chủ trong học tập cho học sinh * Mục đích: Biện pháp này được áp dụng nhằm tạo cơ hội cho học sinh chủ động tìm hiểu và thu thập kiến thức cho bản thân, khuyến khích và động viên học sinh trình bày quan điểm riêng của mình. Qua đó, học sinh không những ghi nhớ lâu nội dung bài học, chiếm lĩnh được kiến thức và kỹ năng, mà còn làm chủ cách thức xây dựng và truyền tải kiến thức, đồng thời tính tự chủ và sáng tạo có cơ hội được bộc lộ, rèn luyện một cách tự nhiên, không gò bó. * Nội dung và cách thực hiện: Mô hình “Lớp học đảo ngược” là phương pháp dạy học hiện đại, trong đó quá trình học tập truyền thống được đảo ngược. Thay vì học sinh nghe giảng tại lớp và làm bài tập ở nhà, phương pháp này yêu cầu học sinh tự học và chuẩn bị kiến thức mới tại nhà trước, sau đó sử dụng thời gian trên lớp để cùng thảo luận, làm bài tập và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên. Mô hình dạy học này giúp nâng cao chất lượng học tập và khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh. Tôi tiến hành biện pháp này với các bước như sau: Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ: Tôi tiến hành chia lớp thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ tìm hiểu nội dung của bài học sắp tới. Bước 2: Thực hiện hoạt động Các nhóm sẽ có thời gian thực hiện nhiệm vụ, tôi hướng dẫn các em phân công nhiệm vụ trong nhóm và sáng tạo trong cách chuẩn bị “bài giảng”. Bước 3: Trình bày “bài giảng” Khi tiết học diễn ra, tôi tiến hành cho từng nhóm lên bục trình bày phần chuẩn bị của mình, các nhóm còn lại phải chú ý lắng nghe. Bước 4: Thảo luận và tổng kết Sau khi các nhóm trình bày xong phần của mình, tôi tổ chức cho lớp thảo luận, bổ sung và phân tích nội dung phần trình bày của các nhóm. Cuối cùng tôi nhận xét các nhóm và tổng kết lại kiến thức trọng tâm của bài. Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung Văn bản: Sóng (Xuân Quỳnh), trang 13, Ngữ văn 11, Cánh diều, tập 1, tôi đã chia nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học theo mô hình “Lớp học đảo ngược”.
8 Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ Trước tiết học 1 tuần tôi đã chia học sinh trong lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh và phân chia nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: - Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Sóng. - Nhóm 2: Tìm hiểu và phân tích 2 khổ thơ đầu về tình yêu qua hình tượng sóng. - Nhóm 3: Tìm hiểu và phân tích 2 khổ thơ tiếp theo về suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu. - Nhóm 4: Tìm hiểu và phân tích 3 khổ thơ tiếp theo về nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu. - Nhóm 4: Tìm hiểu và phân tích các khổ thơ còn lại về khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt. Bước 2: Thực hiện hoạt động Các nhóm sẽ tự giác nghiên cứu bài học, phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho “bài giảng” nội dung mà mình đã được giao trong thời gian 1 tuần. Bước 3: Trình bày “bài giảng” Đến tiết học, lần lượt từng nhóm sẽ lần lượt trình bày kết quả nghiên cứu và phân tích của mình trước lớp. Mỗi nhóm sẽ có tối đa 7 phút để hoàn thành “bài giảng” của mình. Bước 4: Thảo luận và tổng kết Sau khi các nhóm hoàn thành phần trình bày, tôi đã tổ chức hoạt động thảo luận chung để tổng kết lại những điểm chính của bài thơ “Sóng” và phân tích sâu hơn những khía cạnh nổi bật mà các nhóm đã trình bày. Hình ảnh minh học học sinh thực hiện mô hình “Lớp học đảo ngược”
10 Biện pháp 2. Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học theo nhóm trong giờ học Ngữ văn nhằm thúc đẩy tư duy và suy nghĩ cá nhân của học sinh * Mục đích: Áp dụng biện pháp này nhằm tăng cường tương tác giữa các học sinh, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, đồng thời, học sinh có thể chia sẻ ý kiến cá nhân nhằm phân tích các tác phẩm văn học sâu sắc hơn ở nhiều khía cạnh, rèn luyện tư duy lập luận, phản biện. Nhờ đó, môi trường học tập trở nên sinh động, khuyến khích học sinh tham gia tích cực trong việc xây dựng giờ học Ngữ văn. * Nội dung và cách thực hiện: Các bước thực hiện biện pháp vận dụng kỹ thuật dạy học theo nhóm trong giờ học Ngữ văn như sau: Bước 1: Chia nhóm, lựa chọn kỹ thuật dạy học và giao nhiệm vụ Đầu tiên tôi phân chia học sinh thành các nhóm nhỏ dựa trên năng lực và kỹ năng đa dạng, đồng thời lựa chọn kỹ thuật dạy học phù hợp và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Bước 2: Thảo luận và phân tích Tiếp theo, các nhóm sẽ tiến hành thảo luận, trao đổi ý kiến và phân công công việc trong nhóm. Mỗi thành viên đóng góp ý kiến, cùng nhau giải quyết nhiệm vụ được giao. Bước 3: Thống nhất và ghi kết quả Sau khi thảo luận và phân tích xong, các nhóm sẽ tiến hành thống nhất và ghi lại kết quả của nhóm mình. Bước 4: Trình bày kết quả Các nhóm sẽ tiến hành trình bày kết quả trước lớp. Bước 5: Nhận xét và tổng kết Cuối cùng, tôi cho các nhóm cùng thảo luận và đánh giá, sau đó tôi sẽ nhận xét, bổ sung kiến thức còn thiếu, đánh giá quá trình làm việc của học sinh và tổng kết, rút ra các bài học quan trọng và liên hệ với thực tiễn. Ví dụ 1: Trong giờ học Văn bản: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du), trang 44, Ngữ văn 11, Cánh diều, tập 1, tôi đã tổ chức cho học thảo luận theo kỹ thuật “Think - Pair - Share” để phân tích nội dung của tác phẩm. Bước 1: Chia nhóm, lựa chọn kỹ thuật dạy học và giao nhiệm vụ Trước tiên tôi đã chia học sinh thành 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 6 thành viên và sẽ được tôi phát 1 tờ giấy A3. Đồng thời, tôi cũng giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm như sau:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.