PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 13. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY.docx

BÀI 13. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985 và giai đoạn từ năm 1986 đến nay. 2. Về năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhận công việc phù hợp, tương tác tốt với các bạn cùng nhóm. *Năng lực riêng: Khai thác được thông tin, hình ảnh, tư liệu tìm hiểu về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985 và giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Đánh giá được những thành tựu trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985 và giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Biết tham gia tuyên truyền, ủng hộ chính sách đối ngoại của Việt Nam phù hợp khả năng của bản thân. 3. Về phẩm chất Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Tích cực học tập văn hoá, ngoại ngữ để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế trong tương lai. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên. - KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Các kênh hình (phóng to). - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giúp HS Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập. b) Nội dung: GV: Giao nhiệm vụ cho HS HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV cho HS hoạt động cá nhân, tổ chức trò chơi "Ai nhanh hơn". - Thể lệ trò chơi: GV thiết kế trò chơi có 4 ô cửa, mỗi ô cửa sẽ có một câu hỏi được GV gợi ý bằng một hình ảnh mà GV muốn HS tìm hiểu. Nhiệm vụ của HS (làm việc cá nhân) là tìm ra đáp án cho từng ô cửa. GV gọi HS giơ tay nhanh nhất trả lời đáp án, mỗi câu trả lời đúng được tính một lần tương tác. – Nội dung trò chơi: GV sưu tầm hình ảnh trên internet, yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết nội dung những hoạt động đối ngoại của Việt Nam được nhắc đến trong hình. - Ô số 1: Hội nghị Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sỹ) năm 1954 bàn về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương. Ô số 2: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (1973). - Ô số 3: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dự lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 20-9-1977. - Ô số 4: Việt Nam gia nhập ASEAN (28-7-1995). - Ô số 5: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Giô Bai-đơn tại Hà Nội vào ngày 10-9-2023. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. Nằm ở khu vực xung đột quân sự tại Xu-đăng, trong nhiều năm, Trường cấp 3 A-bi-ê ở trong tình trạng sơ sài, tạm bợ. Đầu năm 2023, nhà trường có thêm phòng học, giếng nước, bể chứa nước, nhà ở cho giáo viên, thư viện, máy phát điện, hệ thống máy tính kèm mạng LAN,... Theo Hiệu trưởng nhà trường, hiện tại, Trường cấp 3 A-bi-ê có cơ sở vật chất tương đương một trường đại học ở thành phố Ju-ba, Nam Xu-đăng. Sự thay đổi của Trường cấp 3 A-bi-ê là kết quả tài trợ, giúp đỡ từ Đội Công binh số 1 của Việt Nam – đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại A-bi-ê, đồng thời - là biểu hiện cho thấy bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985 a. Mục tiêu- - Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập? ? Hoàn thành bảng tóm tắt những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn (1975 – 1985) Những hoạt động Những nét chính Với các nước xã hội chủ nghĩa với các nước Đông Nam Á Với các tổ chức quốc tế và các nước khác B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK. GV cung cấp thông tin hình ảnh 1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985 Trong giai đoạn 1975 – 1985, Việt Nam đẩy mạnh hoạt động ngoại giao hoà bình, hữu nghị với các quốc gia và các tổ chức quốc tế, đồng thời đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.