Nội dung text 11.10.2024. BÀI 10. PHÂN TÍCH TUỶ ĐỒ.doc
1 BÀI 10 PHÂN TÍCH TỦY ĐỒ ThS.BSCKII. Lê Thị Hồng Thuý MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các bước phân tích và biện luận kết quả tủy đồ 2. Phân tích và biện luận được một số kết quả xét nghiệm tủy đồ thường gặp. NỘI DUNG HỌC TẬP 1. KHÁI NIỆM Tuỷ đồ là xét nghiệm phân tích số lượng và chất lượng các tế bào tuỷ xương để thăm dò chức năng tạo máu cũng như gợi ý các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tạo máu tại tuỷ xương. 2. CHỈ ĐỊNH CHỌC TỦY XƯƠNG XÉT NGHIỆM TỦY ĐỒ 2.1. Để chẩn đoán bệnh - Kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bất thường nghĩ đến nguyên nhân sinh máu tại tủy xương như tăng hoặc giảm 1, 2, 3 dòng tế bào máu ngoại vi, có bạch cầu non ác tính hay có tế bào trong tủy ra máu ngoại vi…; - Lâm sàng bệnh nhân có triệu chứng bệnh máu và cơ quan tạo máu (lách to, đau xương...) có thể kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi có thể có hoặc chưa có bất thường; - Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân; - Kiểm tra tình trạng tạo máu tại tủy xương của bệnh nhân bị bệnh tổ chức lympho. 2.2. Để theo dõi điều trị - Theo dõi điều trị hóa chất những bệnh nhân bị bệnh máu và cơ quan tạo máu; - Theo dõi điều trị hóa chất ở người bệnh ung thư cơ quan khác. 3. CÁC CHỈ SỐ TỦY ĐỒ BÌNH THƯỜNG Chỉ số tế bào tủy Giá trị bình thường Số lượng tế bào tủy 30 - 100 G/l Hồng cầu lưới tủy 0,5 - 1% Mẫu tiểu cầu 30 - 100 Công thức tế bào có nhân trong tủy xương (%) Myeloblaste Nguyên tủy bào 0 - 2
2 Promyelocyte Tiền tủy bào 0 - 3 Myelocyte (Tủy bào) Neutrophil (trung tính) 5 - 10 Eosinophil (ưa acid) 0,5 - 3 Basophil (ưa base) Metamyelocyte (Hậu tủy bào) Neutrophil (trung tính) 5 - 12 Eosinophil (ưa acid) 0 - 1 Basophil (ưa base) Stab /band (bạch cầu đũa) Neutrophil (trung tính) 5 - 12 Eosinophil (ưa acid) 0 - 0,3 Basophil (ưa base) Segmen (bạch cầu đoạn) Neutrophil (trung tính) 20 - 40 Eosinophil (ưa acid) 1 - 4 Basophil (ưa base) 0 - 1 Lymphoblast Nguyên bào lympho 0 - 0,1 Prolymphocyte Tiền lymphocyte 0 - 0,1 Lymphocyte Lymphocyte 8 - 25 Plasmoblast Nguyên tương bào Proplastmocyte Tiền tương bào Plastmocyte Tương bào 0 - 1 Monoblast Nguyên bào mono Promonocyte Tiền mono Monocyte Monocyte 0 - 2 Proerythroblast Nguyên tiền HC 0 - 0,3 Erythroblast basophil Nguyên HC ưa base 1 - 4 Erythroblast polycromatophil Nguyên HC đa sắc 3 - 10 Erythroblast acidophil Nguyên HC ưa acid 7 - 15 Megakaryoblast Nguyên mẫu TC 0 - 1 Megakaryocyte basophil Mẫu TC ưa base 5 - 14 Megakaryocyte granular MTC có hạt chưa sinh TC 38 - 53 Megakaryocyte mature MTC có hạt đang sinh TC 20 - 40 4. CHỈ SỐ TUỶ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ DÒNG HỒNG CẦU 4.1. Giảm sinh dòng hồng cầu trong tuỷ xương 4.1.1. Chỉ số tuỷ đồ - Số lượng tế bào tuỷ giảm hoặc bình thường;
3 - Tuỷ nghèo tế bào hay mật độ tế bào tuỷ giảm hoặc bình thường; - Tăng tỷ lệ bạch cầu hạt/ hồng cầu (bình thường là 3-4/1); - Giảm sinh 1 hoặc nhiều giai đoạn trong quá trình biệt hóa; - Hình thái bình thường hoặc kém biệt hoá. 4.1.2. Bệnh lý thường gặp - Nguyên nhân do giảm sinh tế bào nguồn sinh máu: + Hội chứng giảm sinh tuỷ dòng hồng cầu; + Suy tuỷ; + Xơ tuỷ (lách to sinh tủy); - Nguyên nhân do dòng hồng cầu trong tủy bị lấn át: + Lơ-xê-mi cấp; + Lơ-xê-mi kinh; + Ung thư di căn tuỷ; - Nguyên nhân khác: + Hội chứng rối loạn sinh tuỷ; + Điều trị hoá chất, tia xạ; + Hội chứng thực bào tuỷ. 4.2. Tăng sinh dòng hồng cầu trong tuỷ xương 4.1.1. Chỉ số tuỷ đồ - Số lượng tế bào tuỷ tăng; - Tuỷ giàu tế bào; - Giảm tỷ lệ bạch cầu hạt/ hồng cầu (bình thường là 3-4/1); - Tăng sinh 1 hoặc nhiều giai đoạn trong quá trình biệt hóa; - Có thể gặp đảo hồng cầu; - Hình thái bình thường hoặc bất thường. 4.1.2. Bệnh lý thường gặp - Tuỷ tăng sinh phản ứng dòng hồng cầu (bệnh lý tan máu bẩm sinh, tan máu mạn tính do các nguyên nhân khác, thiếu máu mạn tính…) - Gặp trong hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính (MPNs) 5. CHỈ SỐ TUỶ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ DÒNG BẠCH CẦU 5.1 Giảm sinh bạch cầu trong tuỷ xương 5.1.1 Chỉ số tuỷ đồ
4 - Số lượng tế bào tuỷ giảm hoặc bình thường; - Tuỷ nghèo tế bào hay mật độ tế bào tuỷ giảm cũng có trường hợp mật độ tế bào tuỷ bình thường; - Giảm tỷ lệ bạch cầu hạt/ hồng cầu (bình thường là 3-4/1); - Giảm sinh 1 hoặc nhiều giai đoạn trong quá trình biệt hóa; - Hình thái bạch cầu bình thường hoặc rối loạn. 5.1.2 Bệnh lý thường gặp - Hội chứng giảm sinh tuỷ dòng bạch cầu; - Suy tuỷ xương; - Xơ tuỷ; - Lơ-xê-mi cấp thể giảm bạch cầu; - Hội chứng rối loạn sinh tuỷ; - Ung thư di căn tuỷ; - Điều trị hoá chất, tia xạ; - Hội chứng thực bào máu. 5.2. Tăng sinh bạch cầu trong tuỷ xương 5.2.1. Tăng sinh ác tính cấp tính bạch cầu trong tuỷ xương * Chỉ số tuỷ đồ - Số lượng tế bào tuỷ thường tăng hoặc tăng rất cao, tuy nhiên có trường hợp số lượng tế bào tủy bình thường hoặc giảm; - Thường gặp tuỷ giàu tế bào hay mật độ tế bào tuỷ dày đặc; - Tăng sinh tế bào non ác tính (blast) ≥ 20% so với tế bào có nhân trong tuỷ. Ngoài ra dòng hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu giảm sinh. * Bệnh lý thường gặp: Lơ-xê-mi cấp. 5.2.2. Tăng sinh mạn ác tính bạch cầu hạt trong tuỷ xương * Chỉ số tuỷ đồ - Giai đoạn mạn tính: + Tuỷ giàu tế bào; + Tăng sinh dòng bạch cầu hạt đủ các lứa tuổi; + Tỷ lệ bạch cầu hạt/hồng cầu trên 10:1 (bình thường là 3-4:1); + Tỷ lệ tế bào blast thường < 5% (nếu ≥ 10% gợi ý giai đoạn muộn của bệnh). - Giai đoạn tăng tốc: tỷ lệ tế bào blast từ 10 - 19% trong máu ngoại vi hoặc tủy xương