PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text NHỮNG CHỦ ĐỀ TRONG THẦN HỌC CỰU ƯỚC - William Dyrness.docx



thường chỉ sử dụng Tân Ước để truyền giảng. Khi bàn về nhược điểm của các hội truyền giáo tại Trung Hoa, Arthur Glasser ghi nhận: Lỗ hổng đích thực của phong trào truyền giáo chính là việc sử dụng không đầy đủ lời của Đức Chúa Trời. Nó chỉ chú trọng vào một bộ phận của Kinh Thánh, đó là Tân Ước và sách Thi Thiên... Kinh Thánh không chỉ chứa đựng sứ điệp Phúc Âm của Tân Ước mà còn có cả sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho thiên chức về nhân quần xã hội nữa: đó là một chuỗi bổn phận xuyên suốt Cựu và Tân Ước. Trong khi Tân Ước tập trung phần lớn vào từng cá nhân trước mặt Đức Chúa Trời, thì Cựu Ước lại nhấn mạnh đến mối liên hệ hợp nhất (gia đình, cộng đồng xã hội và quốc gia). Tại núi Si-nai, Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự Ngài một lối sống vừa bình đẳng vừa nhân đạo... Tóm lại, Cựu Ước đã chỉ dạy về một lối sống qua đó các quyền lợi của con người được bảo toàn” (New Forces in Missions, ed. David Cho, Seoul, 1976, pp. 194-95). Như vậy, tác phẩm này ra đời nhằm mục đích khai mở Cựu Ước cho các Cơ Đốc Nhân. Nói đúng ra, thì đây là một quyển sách về thần học Cựu Ước, và điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của nó. Mọi nền thần học tốt đều dựa trên Kinh Thánh hoặc ít hoặc nhiều, nhưng thần học Kinh Thánh phải là sự nghiên cứu chuyên biệt về các chủ đề của Thánh Kinh dựa trên những điều kiện được cho của chúng. Để phân biệt với thần học hệ thống, là khoa học tìm cách thấu hiểu mối tương quan giữa các chủ đề của Thánh Kinh với các hàm ý về lịch sử và triết học, thần học Kinh Thánh nghiên cứu các chủ đề xuyên suốt của Thánh Kinh trong tiến trình phát triển sự đối xử mà Đức Chúa Trời dành con người vào thời đại Kinh Thánh. Nó mang tính lịch sử và tiệm tiến. Thần học Kinh Thánh xoay quanh sự tự mạc khải để cứu rỗi của Đức Chúa Trời bằng hình thức các biến cố, qua đó Đức Chúa Trời đã kêu gọi cho Ngài một dân không phải chỉ để phản ánh tâm tánh Ngài mà còn nhằm phản ánh các chủ đích yêu thương Ngài. Thần học Kinh Thánh nhìn thấy các bước phát triển đó dựa trên bối cảnh của một thế giới do Đức Chúa Trời sáng tạo, là phương tiện chuyên chở những chủ đích và giá trị của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, thần học Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời đã không hề chịu từ bỏ các chủ đích của Ngài như thế nào, mặc cho sự bất trung của chính dân Ngài, và thậm chí là sự vô tín của họ, Ngài vẫn hành động để tạo ra một dân khác trọn vẹn và hoàn hảo hơn cho chính Ngài. Nếu chúng ta nhập tâm những ý tưởng này và đọc Tân Ước (với toàn bộ phần lịch sử liên quan đến vấn đề đó) trong sự soi sáng của chúng, nghĩa là chúng ta đang thực hiện một bước khởi đầu quan trọng theo lối tư duy thần học - y theo quan niệm của Đức Chúa Trời về thế giới này. Điều chắc chắn là các ý niệm trọng tâm đó được bày tỏ qua Cựu Ước. Tuy nhiên, điều hoàn toàn đúng là chúng ta phải đọc Cựu Ước trong ánh sáng về sự hiện ra của Chúa Giê-xu Christ, cùng với sự mô tả tỉ mỉ của Tân Ước về công
việc Ngài. Nói cách khác, chúng ta phải đọc Cựu Ước với cương vị là Cơ Đốc nhân và phải tự vấn xem điều đó có nghĩa gì. Với Cơ Đốc nhân, đâu là mối quan hệ giữa hai giao ước? Có một số người, nhất là những người theo trường phái Luther, đã nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Cựu và Tân Ước cũng như trổi vượt của Tân Ước. Luật pháp của Cựu Ước đã bị thay thế bởi Phúc Âm của Tân Ước. Theo tôi thì Cơ Đốc nhân nên xem cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều có vai trò như nhau. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những dị biệt vốn có giữa hai giao ước ấy. Các chủ đích của Đức Chúa Trời được thể hiện một cách rõ ràng hơn trong Tân Ước. Giao ước ấy đã được đóng ấn một lần đủ cả bằng sự chết của Đấng Christ, chứ không phải bằng nhiều lần dâng sinh tế như trong Cựu Ước. Cựu Ước thì chú trọng ưu tiên vào dân Y-sơ-ra-ên, trong khi Tân Ước lại thể hiện phần lớn sự quan tâm đến toàn thế gian. Song những điểm tương đồng giữa hai giao ước lại quan trọng hơn những điểm dị biệt. Cả hai giao ước đều ký thuật với cùng một dòng lịch sử về quá trình phát triển sự đối xử của Đức Chúa Trời với nhân loại. Công việc của Đấng Christ là tột đỉnh của chân lý Cựu Ước chứ không phải là sự phủ nhận chân lý đó. Cũng có những điểm mới trong Tân Ước, nhưng những điểm mới đó không phải là hoàn toàn mới. Có một sự liên tục quan trọng nối liền hai giao ước lại với nhau, cả hai đều chứa đựng lề lối và bản chất của sự mạc khải Đức Chúa Trời cũng như phương cách mà con người đáp ứng sự mạc khải đó. Như John Calvin đã nói: “Tôi được tự do thừa nhận có những điểm dị biệt trong Kinh Thánh... nhưng bằng một cách thức nào đó để khỏi làm phương hại đến tính nhất quán vững lập của nó... Tất cả những điều đó chỉ tác động đến thể thức, chứ không hề liên quan đến bản chất” (Institutes, II, 11, 1). Một phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh đã chứng tỏ có kết quả trong việc minh họa cho tính nhất quán này là hình bóng học (typology), hay môn học về những sự tương quan giữa các yếu tố của hai giao ước đó. Nếu việc làm đó từng bị lạm dụng và dẫn tới sự giải kinh tưởng tượng ra nhiều chi tiết thì việc hiểu đúng phương pháp sẽ giúp ta thấy rõ sự mạc khải của Đức Chúa Trời được phát triển một cách nhất quán trong lịch sử. Hình bóng là “một biến cố Kinh Thánh, một nhân vật hay một thể chế dùng để nêu gương hay làm mẫu cho những biến cố, những nhân vật hay những thể chế khác” căn cứ trên bàn tính nhất quán về bản tính và hành động của Đức Chúa Trời (Baker 1977, 267). Điều này có nghĩa là một biến cố hay đối tượng Cựu Ước, mang ý nghĩa toàn diện theo toàn bộ văn mạch của Kinh Thánh thì ý nghĩa của nó sẽ được mở rộng cho những điểm tương quan (và ứng nghiệm) trong Tân Ước mà chúng ta có thể gọi là bối cảnh Tân Ước. Lối suy tưởng này phần lớn được thảo luận trong sách này, khi tham khảo Tân Ước. Có một cách làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai giao ước đó là ví sánh Kinh Thánh với một bản nhạc giao hưởng. Tất cả những chủ đề căn bản của bản giao hưởng đều đã được trình bày trong Cựu Ước, đều có thể được nhìn thấy và thưởng thức

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.