Nội dung text bài 61. Luyện tập chung.docx
1 Ngày soạn: …/…/… Ngày dạy: …/…/… CHỦ ĐỀ 3: HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG BÀI 61 – LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố và thực hiện xác định được các đặc diểm, hình khai triển của các hình khối. - Củng cố và thực hiện được kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Vận dụng giải quyết được một số bài tập có yêu cầu tổng hợp và một số bài toán thực tế có liên quan. 2. Năng lực: Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. Năng lực riêng: - Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn luyện các đặc điểm của hình khối đã học và cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán gắn với thực tế. 3. Phẩm chất:
2 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 2. Thiết bị dạy học: - Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có). - Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Yêu cầu cần đạt: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. - Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò Hái hoa dân chủ + GV chuẩn bị một hộp gồm các bông hoa xinh đẹp, trong mỗi bông hoa có giấu giấy câu hỏi về các hình khối đã học. + GV lần lượt cho HS bốc thăm và trả lời câu hỏi, nếu HS trả lời đúng sẽ được nhận bông hoa xinh đẹp trên tay, nếu trả lời sai sẽ gửi lại bông hoa cho GV. - HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
3 + Gợi ý câu hỏi: 1, Đâu là hình khai triển của hình trụ? 2, Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật được tính như thế nào? 3, … - Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt HS vào bài học C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Yêu cầu cần đạt: Củng cố kĩ năng nhận biết hình khối và các hình khai triển của hình khối đó, tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của các hình khối. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Quan sát các hình sau và cho biết đó là hình khai triển của hình khối nào? + HS trả lời: HS1: Hình 1 HS2: Lấy chu vi đáy nhân với chiều cao Đáp án bài 1: Hình 1 gấp được hình lập phương. Hình 2 gấp được hình trụ. Hình 3 gấp được hình hộp chữ nhật.
4 - GV yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân. - GV mời 03 HS đứng dậy trả lời trước lớp, mỗi HS một phần. - HS còn lại quan sát, nhận xét. - GV chốt đáp án đúng. Bài tập 2: Hãy cho biết câu nào đúng, câu Đáp án bài 2: