PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 14 CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.docx

1  Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ: Thí mghiệm 1: Dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện Dụng cụ thí nghiệm: Một cuộn dây dẫn, điện kế (có vạch số 0 nằm ở giữa thang đo), dây nối, nam châm vĩnh cửu và giá đỡ có trục quay. Tiến hành thí nghiệm:  Bước 1: Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai chốt của điện kế.  Bước 2: Đặt nam châm lên giá, giữ yên nam châm trước cuộn dây. Quan sát kim điện kế.  Bước 3: Di chuyển nam châm lại gần rồi ra xa cuộn dây. Quan sát điện kế.  Bước 4: Đặt nam châm cố định trên giá đỡ sao cho trục quay đi qua trung điểm của nam châm. Quay nam châm trước cuộn dây. Quan sát điện kế. Trường hợp Kim điện kế có bị lệch không? Có dòng điện xuất trong cuộn dây dẫn không? Giữ yên nam châm trước cuộn dây dẫn Không Kkông Di chuyển nam châm lại gần rồi ra xa cuộn dây Có Có . Quay nam châm trước cuộn dây Có Có  Nhận xét : Trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện khi dịch chuyển nam châm trượt trên giá đỡ lại gần và ra xa cuộn dây dẫn và khi quay nam châm trước cuộn dây dẫn. I HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Chủ đề CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
2 Thí nghiệm 2: Dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện Dụng cụ thí nghiệm: Hai cuộn dây dẫn A và B, điện kế (có vạch 0 nằm ở giữa thang đo), bộ nguồn điện gồm 4 pin 1,5 V, đế gắn pin có công tắc và đèn tín hiệu, công tắc điện và dây nối. Tiến hành thí nghiệm:  Bước 1: Lắp các dụng cụ thí nghiệm theo sơ đồ như hình trên. Nối cuộn dây dẫn A với bộ nguồn thông qua công tắc điện để tạo thành nam châm điện. Nối hai đầu cuộn dây dẵn B với điện kế. Đặt hai cuộn dây A và B gần nhau. Ban đầu công tắc điện đang mở. Quan sát kim điện kế.  Bước 2: Đóng công tắc điện. Quan sát kim điện kế trong và sau khi đóng.  Bước 3: Ngắt công tắc điện. Quan sát kim điện kế trong và sau khi ngắt. Trường hợp Kim điện kế có lệch không? Có dòng điện xuất hiện không? Công tắc điện đang mở Không Không Trong khi đóng công tắc điện Có Có Sau khi đóng công tắc điện Không Không Trong khi ngắt công tắc điện Có Có Sau khi ngắt công tắc điện Không Không  Từ hai thí nghiệm 1 và 2, dòng điện xuất hiện khi từ trường quanh ống dây dẫn thay đổi và được gọi là dòng điện cảm ứng (i cư ).
3  Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.  Các đường sức từ biểu diễn cho từ trường xung quang nam châm thẳng (a) và nam châm điện (b).  Khi nam châm và cuộn dây đứng yên, kim điện kế chỉ số 0, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây không thay đổi.  Khi có sự dịch chuyển giữa nam châm và cuộn dây, kim điện kế bị lệch, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây thay đổi (tăng khi lại gần, giảm khi ra xa). II ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
4  Kết luận: Trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng mỗi khi có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn.  Giải thích: Nam châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa cuộn dây  Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm  Xuất hiện dòng điện cảm ứng i cư .  Hiện tượng cảm ứng diện từ do nhà bác học người Anh, Michael Faraday (1791 – 1867) phát hiện vào năm 1831. Phát minh này đã mở đường cho việc chế tạo máy phát điện và nhiều thiết bị điện khác. III HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.