Nội dung text ĐỀ VIP 4 - THI THỬ HSA 2025 FORM MỚI - MÔN NGÔN NGỮ-VĂN HỌC - GV.docx
H S A Phần thi thứ hai: NGÔN NGỮ - VĂN HỌC 51. B 52. B 53. C 54. A 55. C 56. D 57. B 58. B 59. A 60. D 61. C 62. D 63. C 64. B 65. A 66. B 67. B 68. D 69. C 70. A 71. A 72. A 73. B 74. B 75. D 76. C 77. B 78. A 79. A 80. C 81. A 82. D 83. C 84. B 85. C 86. D 87. D 88. A 89. D 90. D 91. B 92. A 93. A 94. C 95. C 96. B 97. A 98. A 99. B 100. A
H S A ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Phần thi thứ hai: NGÔN NGỮ - VĂN HỌC (Tư duy định tính) Thời gian hoàn thành phần thi thứ hai: 60 phút Tổng điểm phần thi tư duy định tính: 50 điểm H S A
H S A Hà Nội, tháng 8 năm 2024 Phần thi thứ hai: Ngôn ngữ - Văn học từ câu hỏi số 51 đến 100 Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 51-55 “Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chị nài sắm dao tu, nón gõ. Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.” (Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) Câu 51: Đâu là nội dung chính của đoạn trích trên? A. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt. B. Chân dung những người nông dân nghĩa sĩ chân thực và sống động C. Cuộc chiến đấu căng thẳng của những người nông dân và thực dân Pháp. D. Tinh thần dũng cảm, kiên cường của những người nông dân nghĩa sĩ Đáp án Chân dung những người nông dân nghĩa sĩ chân thực và sống động Giải thích Đoạn văn xuất hiện chân dung những người nông dân thiếu thốn: manh áo vải, ngọn tầm vông... nhưng vẫn lao vào chiến đấu: nào sợ thằng Tây, chém rớt đầu quan hai... Câu 52: Thủ pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong đoạn trích trên là A. so sánh. B. đối lập. C. phóng đại. D. điệp ngữ. Đáp án đối lập. Giải thích
H S A Văn bản được sử dụng thủ pháp đối lập: - Người nông dân thiếu thốn - Những trang bị cho người lính - Người nông dân - Vũ khí của thực dân Pháp - Tâm thế của những người nông dân - Sự hoảng hốt của thực dân → Đáp án đúng: B Câu 53: Câu văn nào trong đoạn trích trên thể hiện rõ nhất tinh thần của những người nông dân nghĩa sĩ? A. “Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;” B. “Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.” C. “Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có” D. “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;” Đáp án “Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có” Giải thích Các phương án A, B, D là kết quả cuộc chiến đấu của những người nông dân nghĩa sĩ. → Chọn phương án C: hình ảnh người nông dân bất chấp nguy hiểm khi đối diện với kẻ thù Câu 54: Từ "con cúi" có nghĩa là A. ngọn đuốc. B. cúi đầu. C. đống rơm. D. con trẻ. Đáp án ngọn đuốc. Giải thích Căn cứ vào nghĩa của từ: "Rơm con cúi": Bện sợi rơm và châm lửa làm vật soi sáng Hoặc liên hệ với nội dung trong văn bản: "Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi", vậy đây phải là một vũ khí của những người nghĩa sĩ. → Đáp án đúng: A