PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 4 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 10 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách).pdf

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 4 – H2 (Đề thi có...trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Thí nghiệm về sự rơi của vật tại tháp nghiêng Pisa của Galilei vào thế kỷ 16 đã bác bỏ nhận định “Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, vật càng nặng rơi càng nhanh” của Aristotle. Galilei đã tiến hành kiểm chứng tính đúng đắn của quy luật này thông qua phương pháp A. thực nghiệm. B. mô hình. C. suy luận. D. lí thuyết. Câu 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng có A. vận tốc không đổi theo thời gian. B. gia tốc không đổi theo thời gian. C. gia tốc thay đổi theo thời gian. D. gia tốc luôn bằng không. Câu 3. Chọn phát biểu sai khi nói về sự rơi tự do. A. Sự rơi tự do là một chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. B. Khi rơi tự do, vật chỉ chịu tác dụng của lực cản môi trường. C. Khi vật rơi trong không khí, nếu lực cản không khí không đáng kể so với trọng lực tác dụng lên vật thì coi chuyển động đó là rơi tự do. D. Gia tốc của vật rơi tự do chính bằng gia tốc trọng trường tại nơi đó. Câu 4. Vận tốc là đại lượng A. vô hướng. B. luôn dương. C. vector. D. luôn âm. Câu 5. Một vận động viên đua xe đạp chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s. Đến đoạn đường nước rút, vận động viên tăng tốc và sau 5s đã đến đích với vận tốc ghi nhận được khi cán vạch đích là 15 m/s. Gia tốc của vận động viên trên đoạn đường đó là A. 1 m/s2 . B. 2 m/s2 . C. 3 m/s2 . D. 5 m/s2 . Câu 6. Tổng hợp lực là phép thay thế A. các lực tác dụng đồng thời vào vật thành một lực. B. một lực bằng hai lực thành phần vuông góc có tác dụng giống hệt lực đó. C. một lực bằng hai lực thành phần song song có tác dụng giống hệt lực đó. D. các lực tác dụng đồng thời vào vật thành một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về trọng lực? A. Có phương vuông góc. B. Có chiều hướng ra xa tâm Trái Đất. C. Có điểm đặt tại trọng tâm của vật. D. Là một đại lượng vô hướng. Câu 8. Trong thí nghiệm, để kiểm chứng định luật I Newton thì chúng ta cần so sánh A. vận tốc tại 2 thời điểm khác nhau. B. quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác nhau. C. lực tác dụng trong những khoảng thời gian khác nhau. D. khối lượng của vật trong khoảng thời gian khác nhau. Câu 9. Lực ma sát trượt A. chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần. B. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực. C. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật. D. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc. Câu 10. Chuồn chuồn có thể bay lượn trong không trung. Chúng không bị rơi xuống đất do lực hút của Trái Đất là do còn A. trọng lực. B. lực cản của không khí. C. lực ma sát của không khí. D. lực nâng của không khí hướng từ dưới lên. Câu 11. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn 15 N, cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là
A. 300 N.m. B. 30 N.m. C. 3 N.m. D. 0,3 N.m. Câu 12. Cho các vật có thông số sau: điện thoại nặng 217 g; một chồng sách nặng 2 400 g; xe máy nặng 134 kg; laptop nặng 2,2 kg; ô tô nặng 1,4 tấn. Hãy sắp xếp các vật đó theo mức quán tính tăng dần. A. Điện thoại → laptop → một chồng sách → xe máy → ô tô. B. Một chồng sách → laptop → điện thoại → xe máy → ô tô. C. Điện thoại → ô tô → xe máy → một chồng sách → laptop. D. Ô tô → xe máy → điện thoại → một chồng sách → laptop. Câu 13. Khi đặt quyển sách nằm yên trên mặt bàn, cặp lực và phản lực vào sau đây là đúng? A. trọng lực của quyển sách và lực của sách tác dụng lên bàn. B. trọng lực của quyển sách và lực của bàn tác dụng lên sách. C. trọng lực của quyển sách và lực ma sát giữa bàn và quyển sách. D. không xuất hiện cặp lực và phản lực trong trường hợp này. Câu 14. Dụng cụ nào sau đây được sử dụng trong bộ thí nghiệm kiểm chứng quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy? Hình 1. Lực kế Hình 2. Thước đo góc Hình 3. Đồng hồ Hình 4. Đế 3 chân A. Hình 1, 3, 4 B. Hình 2, 3, 4. C. Hình 1, 2, 4. D. Hình 1, 2, 3. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu 15 đến câu 16: Một cầu thủ bóng đá thực hiện một pha chuyền bổng cho đồng đội như hình bên. Bỏ qua lực cản của môi trường. Câu 15. Tầm xa mà vận động viên đó ném đi được xác định bằng công thức A. L = v0 2 . cos 2α 2g . B. L = v0 2 . sin 2α g . C. L = v0 2 . sin2 α 2g . D. L = v0 2 . cos2 2α g . Câu 16. Nếu bóng được đá xiên lên cao từ mặt đất với vận tốc v0 có độ lớn 6 m/s hợp với phương ngang một góc 450 . Bỏ qua mọi lực cản. Lấy g = 10 m/s2 , độ cao cực đại của vật là A. 0,5 m. B. 0,7 m. C. 0,9 m. D. 0,8 m. Câu 17. Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài (22,5 ± 0,1) cm và chiều rộng (10,8 ± 0,1) cm. Diện tích S của tấm bìa là A. (243 ± 3,2) cm2 . B. (243,0 ± 3,2)cm2 . C. (243,00 ± 3,16)cm2 . D. (243 ± 3) cm2 . Câu 18. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao d xuống mặt đất. Từ kết quả thí nghiệm, học sinh này vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của d vào t2 của vật như hình vẽ. Góc hợp giữa đường thẳng đồ thị với trục Ot2 đo được là 78,4°. Giá trị gia tốc trọng trường đo được từ thí nghiệm nói trên gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9,92 m/s2 . B. 9,86 m/s2 . C. 9,98 m/s2 . D. 9,74 m/s2 . Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Từ độ cao 20 m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên trên với tốc độ ban đầu bằng 15 m/s. Cho g = 10 m/s2 và bỏ qua mọi lực cản. a) Chuyển động của vật khi ném lên là chuyển động chậm dần đều. b) Quãng đường vật đi được trong 2s đầu tiên kể từ khi bắt đầu rơi là 20 m. c) Tại vị trí cao nhất, vật cách mặt đất một khoảng bằng 11,25 m. d) Tổng thời gian từ lúc bắt đầu ném đến khi vật chạm đất là 4,0 s. Câu 2. Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do và thu được bảng số liệu bên dưới. Bỏ qua sai số dụng cụ đo. Thời gian rơi t (s) Quãng đường s (m) Lần 1 Lần 2 Lần 3 0,500 0,318 0,317 0,319 a) Để giảm thiểu sai số trong quá trình thực hiện thí nghiệm, ta cần lựa chọn quãng đường đủ dài và đặt mắt đúng khi đo kết quả. b) Đồ thị (s – t2 ) có dạng đường thẳng đi qua gốc tọa độ O. c) Sai số tuyệt đối trung bình của thời gian rơi là 0,318s. d) Kết quả đo của g là (9,8900 ± 0,0400) m/s 2 . Câu 3. Một người nặng 50 kg chơi trượt ván với vận tốc ban đầu v0 = 3 m/s trên một đường phẳng ngang. Bỏ qua khối lượng của ván trượt và các tác động của ngoại lực. Biết gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 . a) Ván trượt sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. b) Nếu trên mặt phẳng có ma sát, lực ma sát khi này đóng vai trò là lực đẩy làm cho ván trượt tiếp tục chuyển động.
c) Trọng lực của người này có độ lớn 500 N/m. d) Nếu hệ số ma sát là 0,2 thì quãng đường người đó đi được là 3 m. Câu 4. Một thùng gỗ khối lượng 10 kg được treo vào một sợi dây không dãn nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng 300 so với phương ngang. Bỏ qua ma sát, lấy g = 9,8 m/s2 . Độ cao của thùng gỗ so với mặt đất là 5 m. Bỏ qua kích thước thùng gỗ. a) Trọng lực của thùng gỗ là 98 N. b) Phản lực của mặt phẳng tác dụng lên thùng gỗ có độ lớn bằng 4,9 N. c) Lực căng dây trong trường hợp này có độ lớn 8,5 N. d) Nếu ta cắt sợi dây và vật bắt đầu trượt, thời gian để vật chạm đất là 6,4 s. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Câu 1. Một vật được móc vào một lực kế như hình. Khi để ở ngoài không khí, lực kế chỉ 6 N. Khi nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thì thấy lực kế chỉ 3,2 N. Tính lực đẩy archimedes tác dụng lên vật theo đơn vị Newton. Câu 2. Một thanh AB = 7,5 cm có trọng lượng 30 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 cm. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 cm. Để AB cân bằng, phải tác dụng vào đầu B một lực F theo phương thẳng đứng, hướng xuống với độ lớn bằng bao nhiêu Newton? Câu 3. Trong bài thực hành đo gia tốc rơi tự do tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo quãng đường vật rơi là s = 480 ± 1(mm) và thời gian rơi là t = 0,313 ± 0,005 (s). Tính sai số tỉ đối của gia tốc rơi tự do. Làm tròn kết quả đến số thập phân thứ hai. Câu 4. Đo bề dày của một cuốn sách, được kết quả: 3,5 cm; 3,6 cm; 3,5 cm; 3,7 cm. Tính sai số tuyệt đối trung bình bề dày cuốn sách theo cm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.