Nội dung text ĐỀ 9 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM TT-7791).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 9 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Ca = 40, Fe = 56. PHẦN I (3 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Các dụng cụ nấu nướng trong nhà bếp (như nồi, xoong, chảo) thường được chế tạo từ kim loại (hoặc hợp kim) do kim loại có tính chất vật lí đặc trưng là A. tính dẫn điện. B. tính dẻo. C. tính dẫn nhiệt. D. ánh kim. Câu 2. Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây? A. Nhường electron và tạo thành ion âm. B. Nhường electron và tạo thành ion dương. C. Nhận electron để trở thành ion âm. D. Nhận electron để trở thành ion dương. Câu 3. Kim loại X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt và có lớp màng oxide bền vững bảo vệ nên được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện ngoài trời. Kim loại X là A. sắt. B. bạc. C. đồng. D. nhôm. Câu 4. Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% − 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là A. gang trắng. B. thép. C. gang xám. D. duralumin. Câu 5. Nước cứng không gây tác hại nào sau đây? A. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát. B. Gây lãng phí nhiên liệu và mất an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống nước nóng. C. Gây ngộ độc cho nước uống. D. Làm hỏng dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị của thực phẩm. Câu 6. Các electron hoá trị của nguyên tử nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất phân bố ở A. phân lớp 3d và phân lớp 4s. B. phân lớp 3d. C. lớp 4s. D. phân lớp 3p và phân lớp 3d. Câu 7. Cho phát biểu sau: “Phức chất đơn giản thường có một ...(1)... liên kết với các phối tử bao quanh. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết ...(2)....”. Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là A. cation kim loại, ion. B. nguyên tử kim loại, cho − nhận. C. nguyên tử trung tâm, cho − nhận. D. phối tử, ion. Câu 8. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, sodium (IA) và magnesium (IIA) đứng kề nhau trong một chu kì. Thế điện cực chuẩn của cặp Mg 2+ /Mg bằng –2,356 V, của cặp Na + /Na bằng –2,710 V. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Mg và Na là các kim loại có tính khử yếu. B. Mg có tính khử mạnh hơn Na. C. Mg và Na đều phản ứng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường. D. Ion Mg 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Na + . Câu 9. Nồng độ của dung dịch FeSO 4 thường được xác định bằng phương pháp chuẩn độ bởi thuốc tím trong môi trường acid. Cho các nhận định sau: (a) Chất chuẩn được sử dụng trong thí nghiệm này là dung dịch thuốc tím đã biết trước nồng độ. (b) Quá trình chuẩn độ cần phải sử dụng chất chỉ thị biến đổi màu theo pH của dung dịch phản ứng. (c) Phản ứng diễn ra trong quá trình chuẩn độ chứng tỏ rằng 24 0 MnO/MnE > 32 0 Fe/FeE . (d) Tại điểm tương đương, số mol FeSO 4 trong dung dịch ban đầu bằng 5 lần số mol của KMnO 4 đã phản ứng. Mã đề thi: 999
Số nhận định không đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 10. Ion nào sau đây không có electron trên phân lớp 3d và không có màu trong dung dịch nước? A. Fe 3+ . B. Cr 3+ . C. Ti 3+ . D. Sc 3+ . Câu 11. Dạng hình học có thể có của phức chất [FeF 6 ] 3− là A. Tứ diện. B. Bát diện. C. Vuông phẳng. D. Tứ diện hoặc vuông phẳng. Câu 12. Ở Việt Nam, độ cứng của nước thường được đánh giá dựa vào số mg CaCO 3 ứng với tổng số mol Ca 2+ và Mg 2+ trong 1 Lít nước. Ví dụ trong 1 Lít nước có 0,0020 mol Ca 2+ và 0,0005 mol Mg 2+ thì số mg CaCO 3 tính được là 250. Độ cứng của nước được.đánh giá theo số liệu sau: Số mg/L 0 – 17,1 17,1 - 60 61-120 121- 180 >180 Loại nước Mềm Hơi cứng Cứng vừa phải Cứng Rất cứng Một mẫu nước có thể tích 50 mL được xác định chứa 0,0020 gam Ca 2+ , 0,0006 gam Mg 2+ , còn lại là các ion Na + , Cl – , HCO 3 – , SO 4 2– . Mẫu nước trên thuộc loại A. nước cứng. B. nước hơi cứng. C. nước rất cứng. D. nước mềm. PHẦN II (2 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho sơ đồ chuyển hoá : CuSO 4 2HO [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ 32NHHO [Cu(OH) 2 (OH 2 ) 2 ] 2+ 3NH [Cu(NH 3 ) 4 (OH 2 ) 2 ] 2+ (màu trắng) (màu xanh) (màu xanh nhạt) (màu xanh lam) a) Các phức chất trên sơ đồ đều có nguyên tử trung tâm là đồng (copper). b) Phức chất [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ có dạng hình học là tứ diện. c) Trong các phức chất trong sơ đồ, [Cu(OH) 2 (OH 2 ) 2 ] 2+ bền nhất. d) Màu của các phức chất trong sơ đồ phụ thuộc vào nguyên tử trung tâm. Câu 2. Quá trình sản xuất NaHCO 3 được thực hiện bằng phương pháp Solvay dựa trên cơ sở độ tan của muối này. Xét cân bằng trong dung dịch ở giai đoạn carbonate hoá ở quá trình Solvay: NaCl + NH 4 HCO 3 ⇌ NaHCO 3 + NH 4 Cl Cho độ tan (g/100 g nước) của một số muối ở các nhiệt độ như sau: Nhiệt độ Muối 0°C 10°C 20°C 30°C 40°C 60°C NaCl 35,7 35,8 35,9 36,1 36,4 37,1 NH 4 HCO 3 11,9 16,1 21,7 28,4 36,6 59,2 NaHCO 3 7,0 8,1 9,6 11,1 12,7 16,0 NH 4 Cl 29,4 33,2 37,2 41,4 45,8 55,3 KHCO 3 22,5 27,4 33,7 39,9 47,5 65,6 (Nguồn:John A. Dean (1999), Hand book of Chemistry,Fifteenth Edition,McGraw-Hill, Inc) a) Ở giai đoạn carbonate hoá, NaHCO 3 có độ tan thấp nhất trong các muối. b) Tách biệt được NaHCO 3 ra khỏi hệ phản ứng bằng phương pháp kết tủa. c) Trong công nghiêp, KHCO 3 cũng được sản xuất theo phương pháp Solvay. d) Sau khi NaHCO 3 tách ra, phẩn dung dịch còn lại chứa chủ yếu NH 4 Cl. PHẦN III (2 điểm). Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của Cr (Z = 24) là [Ar]3d 5 4s 1 . Số oxi hoá cao nhất của chromium (Cr) trong các hợp chất là +a. Xác định giá trị của a. Câu 2. Trong công nghiệp, quá trình điện phân nóng chảy NaCl để sản xuất Na được thực hiện trong bình điện phân Downs với điện áp khoảng 7 V và cường độ dòng điện từ 25 000 A đến 40 000 A. - Giả thiết U = 7 V và I = 30 000 A không đổi. - Cho: q = It = n e .F; F = 96 500 C/mol.
Có bao nhiêu kg Na được tạo ra ở một bình điện phân Downs trong 24 giờ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)? Câu 3. Trong quá trình luyện gang, ngoài các phản ứng khử Fe 2 O 3 để thành Fe còn có hơn một số phản ứng khác theo hai sơ đồ: C 02O,t CO 2 0 C,t CO (1) CaCO 3 0t CaO 02SiO,t CaSiO 3 (2) Có bao nhiêu phản ứng oxi hoá – khử xảy ra trong hai sơ đồ trên? Câu 4. Theo QCVN 01-1:2018/BYT, hàm lượng sắt tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 0,3 mg/L. Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 28 lần ngưỡng cho phép, giả thiết sắt trong mẫu nước tồn tại ở dạng Fe 2 (SO 4 ) 3 và FeSO 4 với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 8. Quá trình tách loại sắt trong 10m 3 mẫu nước trên được thực hiện bằng cách sử dụng m gam vôi tôi (vừa đủ) để tăng pH, sau đó sục không khí: Fe 2 (SO 4 ) 3 + Ca(OH) 2 → Fe(OH) 3 + CaSO 4 (1) FeSO 4 + Ca(OH) 2 + O 2 + H 2 O → Fe(OH) 3 + CaSO 4 (2) Giả thiết vôi tôi chỉ chứa Ca(OH) 2 . Giá trị của m là bao nhiêu gam? PHẦN IV (3 điểm). Tự luận. Câu 1. (1,0 điểm) Trình bày cách phân biệt dung dịch CaCl 2 và dung dịch BaCl 2 bằng màu ngọn lửa và bằng phương pháp hoá học. Câu 2. (1,0 điểm) Cho cân bằng sau: [CoCl 4 ]² - (aq) + 6H₂O(1) ⇌ [Co(H₂O) 6 ] 2+ (aq) + 4Cl - (aq) 0 r298H0 (màu xanh chàm) (màu đỏ hồng) a) Màu của dung dịch sẽ thay đối như thể nào khi đun nóng? b) Khi thêm dung dịch HCl, dung dịch sẽ có màu gì? Câu 3. (1,0 điểm) a) Vì sao trong tự nhiên không tìm thấy đơn chất kim loại kiềm? b) Tấm tôn lợp nhà thường được làm từ vật liệu thép tráng kẽm hoặc thép tráng hỗn hợp nhôm và kẽm. Cho biết mục đích của việc làm trên. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.