PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CĐ3. Tinh bột và cellulose (Bản HS).pdf

CĐ3 TINH BỘT VÀ CELLULOSE (Bản HS) KIẾN THỨC CẦN NHỚ Tinh bột (C6H10O5)n Cellulose (C6H10O5)n TCVL và TT tự nhiên - Là chất rắn, dạng bột, màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng tạo thành hồ tinh bột. - Tinh bột có nhiều trong hạt, củ, quả ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn, ... - Là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và dung môi hữu cơ thông thường. - Có nhiều ở thân, vỏ cây như gỗ, tre, nứa, quả bông, vỏ cây đay, gai, ... Tính chất hóa học 1. Phản ứng thủy phân - Tinh bột bị thủy phân trong môi trường acid hoặc enzyme tạo thành glucose. (C6H10O5)n + nH2O C6H12O6 (glucose) - Trong cơ thể người và một số loại động vật chỉ có enzyme để thủy phân tinh bột thành glucose. 2. Phản ứng màu của hồ tinh bột với iodine - Ở nhiệt độ thường, hồ tinh bột có tác dụng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím. Iodine là thuốc thử nhận biết tinh bột và ngược lại. Cellulose không có phản ứng này 1. Phản ứng thủy phân - Cellulose cũng bị thủy phân trong môi trường acid hoặc enzyme tạo thành glucose nhưng enzyme khác với enzyme thủy phân tinh bột. (C6H10O5)n + nH2O C6H12O6 (glucose) - Một số loại động vật như trâu, bò, ... có enzyme để thủy phân cellulose thành glucose. Ứng dụng - Tinh bột là nguồn dinh dưỡng chính của con người và nhiều động vật. - Tinh bột dùng để sản xuất glucose, hồ dán, ethylic alcohol, ... - Cellulose dùng để sản xuất giấy, tơ sợi, vật liệu xây dựng (gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp). - Sản xuất ethylic alcohol, thức ăn cho trâu bò, ... Sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh và vai trò của chúng - Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, chất diệp lục, CO2 và H2O trong không khí sẽ xảy ra quá trình quang hợp tạo thành glucose sau đó glucose sẽ kết hợp tạo thành tinh bột và cellulose: 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2 - Nhờ quá trình quang hợp mà hàng năm cây cối trên Trái Đất hấp thụ hàng chục tỉ tấn carbon dạng CO2 và giải phóng vào khí quyển lượng lớn khí oxygen cần thiết cho sự sống. - Trong cây xanh, tinh bột có vai trò tích lũy và cung cấp năng lượng để cây sinh trưởng, phát triển. - Cellulose là thành phần chính của tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây xanh. o Enzyme 3⁄43⁄43⁄43⁄4® hoÆcacid,t Þ o Enzyme 3⁄43⁄43⁄43⁄4® hoÆcacid,t ̧nh s ̧ng 3⁄43⁄43⁄43⁄4® chÊt diÖp lôc
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Chọn từ thích hợp (glucose, Saccharose, cellulose hoặc tinh bột) rồi điền vào chỗ trống: (a) Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều (1) .................. (b) Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là (2) .................. (c) (3) .................. có nhiều trong hoa quả chín, trong máu người và động vật. (d) (4) .................. có nhiều trong mía, củ cải đường, thốt nốt. (e) (5) .................. là lương thực quan trọng của con người. (f) (6) .................. có phản ứng tráng bạc. (g) (7) .................. có phản ứng thủy phân nhưng không có phản ứng với iodine. Câu 2. [CD - SBT] Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chồ......................trong các câu sau đây. .........(1) ........có nhiều trong củ, quả, hạt và là thức ăn quan trọng của người và nhiều loài động vật.......(2)......có nhiều trong thân, cành của thực vật và là nguyên liệu sản xuất của nhiều ngành công nghiệp. Có một số động vật như trâu, bò, dê,... có khả năng tiêu hoá được.........(3).......... Câu 3. [CTST - SBT] Hãy điền các từ hoặc các cụm từ thích hợp trong bảng sau vào chỗ trống để được nhận định đúng. 6 10 5 n (C H O ) glucose saccharose tinh bột cellulose ethylic alcohol (a) Trong một số loại củ, quả, hạt thường chứa nhiều (1) ... (b) Sợi bông, gỗ, tre, nứa, sợi đay đều có thành phần chủ yếu là (2) .... (c) Hầu hết các tế bào trong cơ thể (thần kinh, máu, ...) đều cần (3) ... để hoạt động. (d) (4) ... là nguồn cung cấp năng lượng cho con người, giúp gia tăng nhanh lượng glucose cho cơ thể. (e) (5) ... là nguồn lương thực quan trọng của con người, đây là chất còn được dùng để điều chế (6) .... (g) Tinh bột và cellulose có công thức chung là (7) ... nhưng khối lượng phân tử của (8) ... lớn hơn khối lượng phân tử của (9) ... (h) (10) ... có phản ứng thủy phân nhưng không phản ứng với dung dịch iodine. Câu 4. [CTST - SBT] Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để được kết quả đúng: CỘT A CỘT B (1) Tinh bột và cellulose đều là (a) bông vải (g) chuối xanh (2) Tinh bột có nhiều nhất trong (b) có phản ứng thủy phân (h) là carbohydrate (3) Glucose, saccharose, tinh bột, cellulose đều (c) ở thể rắn, là dẫn xuất của hydrocarbon (i) làm nhiên liệu, sản xuất giấy, vải sợi, ... (4) Tinh bột được dùng để (d) gỗ (k) điều chế ethylic alcohol, sản xuất bia rượu, ... (5) Cellulose được dùng để (e) polymer thiên nhiên (l) gạo Câu 5. Hoàn thành chuỗi phản ứng: (1) (2) (3) (4) (5) CO (C H O ) C H O C H OH CH COOH CH COONa 2 6 10 5 n 6 12 6 2 5 3 3 3⁄43⁄4® 3⁄43⁄4® 3⁄43⁄4® 3⁄43⁄4® 3⁄43⁄4® Câu 6. [CD - SBT] Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau: (1) (3) (5) (6) (4) (2) Tinh bét Carbon dioxide Glu cose Ethylicalcohol Carbon dioxide Cellulose 3⁄43⁄4® 3⁄43⁄4® 3⁄43⁄4® 3⁄43⁄4® 3⁄43⁄4® Câu 7. Nêu phương pháp nhận biết các chất sau: (a) Tinh bột, cellulose, Saccharose. (b) Tinh bột, glucose, Saccharose.
Câu 8. [KNTT - SBT] (a) Theo em làm thế nào để kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong thực phẩm? (b) Em hãy mô tả quy trình thực hiện kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong chuối xanh và chuối chín. Câu 9. [CD - SBT] Chất A tan tốt trong nước, chất B không tan trong nước lạnh nhưng tan một phần trong nước nóng, chất D không tan cả trong nước lạnh và khi đun nóng. Khi đun nóng A, B, D trong dung dịch acid H2SO4 đều tạo ra chất X. Chất X có phản ứng tráng bạc. Các chat A, B, D, X đều được tạo thành trong quá trình quang hợp của cây. Chất A có nhiều trong cây mía, thốt nốt. Xác định các chat A, B, D, X. Câu 10. [CD - SBT] Cho 10 mL dung dịch hồ tinh bột loãng vào cốc, thêm tiếp 2 mL dung dịch H2SO4 20% vào rồi đun sôi dung dịch trong cốc khoảng 5 phút sau đó để nguội. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH 10% vào cốc và khuấy đều đến khi dung dịch trong cốc không làm đổi màu quỳ tím thì dừng lại. (a) Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình trên. (b) Mô tả các hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch thu được ở trên • tác dụng với dung dịch iodine. • tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3. Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 11, 12, 13 [KNTT - SBT] Tinh bột và cellulose là hai loại carbohydrate phức tạp, đều cấu thành từ các đơn vị glucose, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống và đời sống hằng ngày. Tinh bột có cấu trúc hạt là một nguồn dự trữ năng lượng chính cho con người, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như khoai tây, gạo và bắp. Cellulose có cấu trúc sợi dài và bền, xây dựng cấu trúc cho các thành tế bào thực vật và là thành phần chính của giấy và bông. Sự khác biệt cơ bản giữa chúng không chỉ ở cấu trúc hoá học mà còn ở cách chúng được sử dụng trong đời sống và công nghiệp. Câu 11. Tinh bột được cấu tạo từ loại monosaccharide nào? A. Glucose. B. Fructose. C. Galactose. D. Ribose. Câu 12. Xét các phát biểu về tinh bột và cellulose: a. Tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng chính cho thực vật. b. Cellulose không thể được tiêu hoá bởi hệ tiêu hoá của con người để cung cấp năng lượng. c. Tinh bột và cellulose có cùng cấu trúc hoá học. d. Cellulose được sử dụng rộng rãi hơn tinh bột trong sản xuất công nghiệp. Câu 13. Giải thích tại sao cellulose lại quan trọng trong việc sản xuất giấy và bông, trong khi tinh bột lại được ưu tiên sử dụng làm nguồn dự trữ năng lượng? Câu 14. [KNTT - SBT] Thuỷ phân hoàn toàn một mẫu 10 g bột gạo trong môi trường acid sẽ thu được bao nhiêu gam glucose? Giả thiết trong bột gạo chứa 80% tinh bột và hiệu suất quá trình thuỷ phân đạt đến 90%. Câu 15. [CTST - SBT] Giấy thường được sản xuất từ gỗ, nhiều nước trên thế giới sản xuất giấy từ gỗ vân sam. Giả sử 125 kg gỗ vân sam trải qua nhiều công đoạn xử lí (tách lấy cellulose, tạo bột giấy, ...) sản xuất được 15000 tờ giấy A4 – địn lượng 75 (75g/cm2 ). Trung bình 1 ha trồng gỗ vân sam thu hoạch 280 m3 gỗ/năm. Hãy cho biết 1 ha nêu trên sẽ sản xuất được bao nhiêu ream (ram) giấy A4 - định lượng 75. Biết mỗi ream có 500 tờ giấy và gỗ vân sam có khối lượng riêng bằng 700 kg/m3 . Câu 16. [CD - SBT] (a) Cellulose được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tính lượng CO2 và H2O đà được cây xanh chuyên hoá thành 1 tấn cellulose. (b) Giả sử mỗi cây xanh có chứa trung bình 1 tan cellulose thì 1 000 000 cây xanh đã hấp thụ bao nhiêu tấn CO2 và H2O?
 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn ♦ Mức độ BIẾT Câu 1. [CTST - SBT] Cellulose là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông vải. Công thức phân tử của cellulose là A. 6 10 5 n (C H O ) . B. C H O 12 22 11 . C. C (H O) 6 2 6 . D. C (H O) 5 2 5 . Câu 2. [KNTT - SBT] Công thức nào dưới đây là công thức phân tử của tinh bột hoặc cellulose? A. C5H10O5. B. C6H12O6. C. C12H22O11. D. (C6H10O5)n. Câu 3. [CTST - SBT] Hàm lượng cellulose chiếm tỉ lệ % lớn nhất trong mẫu chất nào sau đây? A. Tre, nứa. B. Sợi đay. C. Bông vải. D. Gỗ. Câu 4. Đun nóng tinh bột trong dung dịch acid vô cơ loãng sẽ thu được A. cellulose. B. glucose. C. glycerol. D. ethyl acetate. Câu 5. (203 – Q.17). Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường acid, thu được chất nào sau đây? A. Glucose. B. Saccharose. C. Ethylic alcohol. D. Fructose. Câu 6. [KNTT - SBT] Tinh bột phản ứng với iodine tạo hợp chất có màu A. xanh tím. B. vàng nâu. C. đỏ nâu. D. lục nhạt. Câu 7. [CTST - SBT] Quả chuối xanh có chứa hợp chất X làm iodine chuyển thành màu xanh tím. Chất X là A. cellulose. B. tinh bột. C. saccharose. D. glucose. Câu 8. Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu A. nâu đỏ. B. vàng. C. xanh tím. D. hồng. Câu 9. Tính chất vật lí của cellulose là A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước. B. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng. C. Chất rắn, không màu, tan trong nước. D. Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước. Câu 10. Khi tiến hành thủy phân tinh bột hoặc cellulose thì cần có chất xúc tác nào sau đây? A. Dung dịch nước vôi. B. Dung dịch muối ăn. C. Dung dịch base. D. Dung dịch acid loãng. Câu 11. [KNTT - SBT] Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc cellulose đều tạo ra A. glucose. B. fructose. C. glucose và fructose. D. saccharose. Câu 12. [CTST - SBT] Kết luận nào sau đây đúng về tính chất vật lý của cellulose? A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước. B. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng. C. Chất rắn, không màu, tan trong nước nóng. D. Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước. ♦ Mức độ HIỂU Câu 13. Nhận xét nào đúng? A. Tinh bột và cellulose đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. B. Tinh bột và cellulose đều có cùng số mắt xích trong phân tử. C. Tinh bột và cellulose có phân tử khối bằng nhau. D. Tinh bột và cellulose đều dễ tan trong nước. Câu 14. Nhai cơm chậm trong miệng thấy có vị ngọt vì A. Trong cơm có đường Saccharose B. Cơm là tinh bột, do xúc tác của enzim trong nước bọt nên tinh bột bị thủy phân thành glucose C. Trong cơm có đường glucose D. Trong cơm có tinh bột, tinh bột có vị ngọt. Câu 15. (MH3.2017). Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí ? A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt. B. Quá trình quang hợp của cây xanh. C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.