Nội dung text [NV12] - CHUYÊN ĐỀ LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - TikTok @thptqg2025.pdf
Tiktok: @thptqg2025 Tiktok: @thptqg2025 2 * Nội dung - Mỗi đoạn văn NLVH triẻn khai một ý tương đối trọn vẹn. Đó thường là một khí cạnh nội dung hay nghệ thuật của văn bản văn học như: thể loại, nhân vật, tình huống, cốt truyện, hình ảnh, cấu tứ... - Cách hỏi thường thấy: + Phân tích, nhận xét, đánh giá một đoạn trích tác phẩm + Phân tích, làm rõ một đặc điểm thể loại thể hiện trong đoạn văn bản. + Liên hệ, so sánh hai đoạn trích tác phẩm (đói với viết bài văn) - Nội dung trình bày trong đoạn văn bản phải nhất quán và lôgic. 3. Yêu cầu khi viết đoạn văn bản NLVH - Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề bài: khoảng 200 chữ (2/3 trang giấy thi) - Đảm bảo thời gian viết (khoảng 15-25 phút) - Đảm bảo xác định đúng yêu cầu của đề, các câu liên kết chặt chẽ, lôgic. - Lập luận thuyết phục, daanx chứng chính xác, tiêu biểu. - Có sáng tạo trong bàn luận giải quyết vấn đề: vận dụng lí luận văn học, so sánh, liên hệ... 4. Các thể loại trong chương trình - Văn bản truyện: + Truyện ngắn + Tiểu thuyết + Truyện dân gian + Truyện truyền kì + Truyện thơ Nôm + Truyện trinh thám + Truyện khoa học + Truyện viễn tưởng - Văn bản thơ + Thơ lục bát + Thơ Đường luật + Thơ tự do + Thơ văn xuôi - Văn bản kí + Tuỳ bút + Phóng sự + Tản văn + Hồi kí + Nhật kí + Bút kí - Văn bản kịch + Bi kịch + Hài kịch + Kịch dân gian (chèo, tuồng) 5. Đặc trưng cơ bản của một số thể loại 5.1. Văn bản truyện - Phản ánh đời sống trong tính khách quan, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện (trần thuật) nào đó. - Có cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân. - Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh.
Tiktok: @thptqg2025 Tiktok: @thptqg2025 3 - Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể. - Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp còn có lời độc thoại nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngoài khi thì nhập tâm vào nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện gần với ngôn ngữ đời sống. 5. 2. Văn bản thơ - Khái niệm thơ: Đặc trưng cơ bản của thơ: - Giàu cảm xúc: “ta cho thơ ba điều chính: một tình, hai cảnh, ba sự”. Thơ không miêu tả sự vật bên ngoài, không kể các sự việc xảy ra mà chỉ biểu hiện các xúc động nội tâm những tình cảm cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu con người chủ thể ở bên trong. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển ( theo kiểu không đau mà rên) mà là quá trình tích tụ những cảm xúc suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc sống thì không có thơ ( nhà thơ chính là con ong hút nhuỵ từ những bông hoa của đời sống). - Giàu trí tưởng tượng: “Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì tưởng tượng là đôi cánh của thơ “ thơ là NT kì diệu nhất của trí tưởng tượng” (Sóng Hồng). Tưởng tượng trong thơ chủ yếu là liên tưởng; giả tưởng; huyễn tưởng. - Giàu tính cá thể hoá: thể hiện cái tôi tác giả của nó, dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không. Song chúng ta cũng không thể đồng nhất một cách máy móc giữa nhà thơ và đời thơ vì cái tôi trong thơ là một vũ trụ riêng khác với cái tôi thực tại của nhà thơ, là cái tôi thứ hai của nhà thơ. - Ngôn ngữ thơ trữ tình giàu cảm xúc, giàu nhạc tính: với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm - Nhân vật trữ tình trong thơ: * Khái niệm: Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ. Nhân vật trưc tình không có diện mạo, tiểu sử, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ. * Phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong thơ trữ tình - Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả: những bà Bầm, bà Bủ; chú bé Lượm...trong thơ Tố Hữu đều là nhân vật trong thơ trữ tình * Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả (bài thơ Cảm hoài; Đò Lèn...) * Khi phát ngôn trữ tình , nhà thơ thường hướng tới một cái gì lớn lao hơn, tức tự nâng mình lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, một thế hệ, một thời đại. Nhân vật trữ tình do đó còn là người đại diện cho một lớp người, một giai cấp, một dân tộc để phát biểu - Cấu tứ trong thơ: + Khái niệm: Cấu tứ là một yếu tố nghệ thuật, là linh hồn của tác phẩm văn học. Cụ thể, cấu tứ là cách mà tác giả bố trí từng ý, từng câu trong tác phẩm văn học, tạo thành mạch chuyển đổi ý tưởng và cảm xúc trong bài một cách mạch lạc.
Ti g2025 Tiktok: @thptqg2025 4 + Cách xác định cấu tứ: dựa vào nhan đề của bài thơ, số từ trong câu thơ, nhịp điệu các dòng thơ, từ bắt đầu và từ kết thúc. Đặc biệt, cần chú ý đến hình ảnh của bài thơ: bắt đầu với hình ảnh nào? Có những hình ảnh nào tiếp tục xuất hiện, kết thúc bằng hình ảnh nào. Từ đó sẽ xác định được trình tự sắp xếp từ ngoài vào trong và từ xa đến dần của bài thơ. + Vai trò của cấu tứ: là một phương diện quan trọng trong sáng tác văn học, là linh hồn của tác phẩm. Nó tạo nên phong cách nghệ thuật và thể hiện quan điểm của tác giả. + Lưu ý khi xác định cấu tứ: cần kết hợp với việc phân tích hình ảnh để làm nổi bật lên cấu tứ của tác phẩm giúp xác định chính xác và giữ trọn cảm xúc xuyên suốt quá trình phân tích, tránh trường hợp bỏ sót những điểm mấu chốt quan trọng, ảnh hưởng đến cấu tứ của tác phẩm. - Sơ đồ các yếu tố thể loại thơ 5.3. Văn bản kí - Khái niệm: + “Từ điển tiếng Việt”: Kí là “thể văn tự sự có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất”. + Là văn xuôi ghi chép, miêu tả và biểu hiện những sự việc, con người có thật trong cuộc sống. + “sự hợp nhất truyện và khảo cứu” (M.Gorki) - Phân loại: phóng sự, kí sự, hồi kí, nhật kí, truyện kí, bút kí, tuỳ bút, tản văn, kỉ hành, du kí... - Đặc trưng + Kí luôn bám sát những vấn đề nhân sinh – thế sự nóng hổi của thực tế đời sống + Kí luôn đề cao tính thông tin xác thực trong mô tả, trần thuật. + Kí ít chấp nhận sự hư cấu, do đó phải dựa vào những liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, tài hoa của tác giả khi phản ánh sự vật, cuộc sống. → là thể loại có sự đan xen giữa truyện (ghi chép, miêu tả, tái hiện sự vật, hiện tượng) với thơ (bộc lộ cái tôi trữ tình của người viết). Tác dụng: + tái hiện hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động, + tang khả năng sang tạo, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, đa dạng,