Nội dung text CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁI QUÁT VI SINH VẬT.docx
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁI QUÁT VI SINH VẬT Câu 1. Cho thông tin ở bảng sau: Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng 1. Quang tự dưỡng 2. Hóa tự dưỡng 3. Quang dị dưỡng 4. Hóa dị dưỡng a. Chất vô cơ b. Chất hữu cơ c. Ánh sáng d. ATP Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí? A. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 - d. B. 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 – d. C. 1 – c, 2 – a, 3 – c, 4 - b D. 1 – c, 2 – b, 3 – c, 4 – d. Câu 2. Cho thông tin ở bảng sau: Kiểu dinh dưỡng Nguồn cacbon 1. Quang tự dưỡng 2. Hóa tự dưỡng 3. Quang dị dưỡng 4. Hóa dị dưỡng a. Chất vô cơ b. Chất hữu cơ c. CO2 d. C từ đất Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí? A. 1 – a, 2 – a, 3 – c, 4 - d B. 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 - d C. 1 – c, 2 – a, 3 – c, 4 - b D. 1 – c, 2 – c, 3 – b, 4 – b Câu 3. Cho thông tin ở bảng sau: Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng 1. Quang tự dưỡng 2. Hóa tự dưỡng 3. Quang dị dưỡng 4. Hóa dị dưỡng a. Chất vô cơ b. Chất hữu cơ c. Ánh sáng d. ATP Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí? A. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 - d B. 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 - d C. 1 – c, 2 – a, 3 – c, 4 - b D. 1 – c, 2 – b, 3 – c, 4 – d Câu 4. Cho thông tin ở bảng sau: Kiểu dinh dưỡng Nhóm vi khuẩn 1. Quang tự dưỡng 2. Hóa tự dưỡng 3. Quang dị dưỡng 4. Hóa dị dưỡng a. Vi khuẩn oxy hóa hidrogen, sắt, lưu huỳnh, nitrate hóa b. Vi nấm, động vật nguyên sinh, đa số vi khuẩn c. Vi khuẩn lam, vi tảo, vi khuẩn lưu huỳnh mà tía & lục. d. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía & lục Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí? A. 1 – c, 2 – d, 3 – a, 4 - b B. 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 - d C. 1 – c, 2 – a, 3 – c, 4 - b D. 1 – c, 2 – d, 3 – b, 4 – a Câu 5. Cho thông tin ở bảng sau: Tên phương pháp Mục đích 1. Phương pháp nuôi cấy 2. Phương pháp quan sát 3. Phương pháp phân loại 4. Phương pháp định danh a. Tách riêng vi khuẩn để tạo các dòng vi khuẩn thuần khiết nhằm khảo sát và định loại. b. Để nghiên cứu khả năng hoạt động của vi sinh vật và sản phẩm chúng tạo ra. c. Nuôi cấy vi khuẩn tạo khuẩn lạc, sau đó dựa vào đặc điểm khuẩn lạc để định danh vi khuẩn. d. Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một số nhóm vi sinh vật. Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí? A. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 - a B. 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 - d. C. 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 - c D. 1 – c, 2 – d, 3 – b, 4 – a
Câu 6. Cho thông tin ở bảng sau: Tên kĩ thuật Mục đích 1. Cố định và nhuộm màu 2. Siêu li tâm 3. Đồng vị phóng xạ a. Quan sát các cấu trúc dưới tế bào. b. Nghiên cứu cấu trúc không gian phân tử. c. Nuôi cấy vi khuẩn tạo khuẩn lạc, sau đó dựa vào đặc điểm khuẩn lạc để định danh vi khuẩn. d. Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một số nhóm vi sinh vật. Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí? A. 1 – b, 2 – d, 3 – c B. 1 – d, 2 – a, 3 – b. C. 1 – b, 2 – d, 3 – a D. 1 – d, 2 – c, 3 – b. Câu 7. Cho thông tin ở bảng sau: Tên môi trường Mục đích 1. Dùng chất tự nhiên 2. Tổng hợp 3. Bán tổng hợp a. Gồm các chất tự nhiên và các chất đã biết thành phần b. Gồm các hợp chất tự nhiên chưa xác định được thành phần. c. Gồm các chất đã biết thành phần và số lượng. Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí? A. 1 – b, 2 – a, 3 – c B. 1 – c, 2 – a, 3 – b. C. 1 – b, 2 – a, 3 – a D. 1 – b, 2 – c, 3 – b. Câu 8. Người ta thường quan sát vi sinh vật bằng A. mắt thường. B. kính lúp. C. kính hiển vi. D. kính thiên văn. Câu 9. Vi sinh vật phần lớn có cấu trúc A. đơn bào. B. đa bào. C. tập đoàn đa bào. D. không có cấu trúc tế bào. Câu 10. Vi sinh vật phần lớn có cấu trúc tế bào (1) nhân sơ.(2) nhân thực Phát biểu đúng là A. Chỉ (1) đúng. B. Chỉ (2) đúng. C. Cả (1) và (2) đều đúng. D. Cả (1) và (2) đều sai. Câu 11. Vi sinh vật phần lớn có cấu trúc (1) đơn bào.(2) đa bào.(3) tập đoàn đơn bào.(4) tập đoàn đa bào. Phát biểu đúng là A. Chỉ (1) đúng. B. Chỉ (1) và (3) đúng. C. Chỉ (1) và (2) đúng. D. Cả (1), (2), (3) và (4) đều đúng. Câu 12. Vi sinh vật có mặt ở nơi nào trong các nơi sau đây? (1) Trong nước.(2) Trong đất.(3) Trong không khí.(4) Trên cơ thể sinh vật. Số phát biểu ĐÚNG là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13. Vi sinh vật có khả năng hấp thu và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng nên chúng A. sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. B. sinh trưởng và sinh sản rất chậm. C. sinh trưởng rất nhanh nhưng sinh sản rất chậm. D. sinh sản rất nhanh nhưng sinh trưởng rất chậm. Câu 14. Vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản rất nhanh vì chúng A. có khả năng hấp thu và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng. B. có kích thước rất nhỏ bé. C. có thể tồn tại ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong cơ thể sinh vật. D. có cấu trúc đơn bào (nhân sơ hoặc nhân thực), một số khác là tập đoàn đơn bào. Câu 15. Vi sinh vật có khả năng (1)……….và (2)……….. nhanh các chất dinh dưỡng nên chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống là A. (1) hấp thu, (2) chuyển hóa. B. (1) phân giải, (2) chuyển hóa.
C. (1) phân giải, (2) tái hấp thu. D. (1) hấp thu, (2) tái hấp thu. Câu 16. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật: (1) Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ. (2) Tất cả vi sinh vật đều có cấu trúc đơn bào. (3) Vi sinh vật chỉ tồn tại được trong cơ thể sinh vật. (4) Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật: (1) Vi sinh vật thường có thể quan sát bằng mắt thường (2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc tập đoàn đơn bào. (3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, ngoài trừ trên cơ thể sinh vật. (4) Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật: (1) Vi sinh vật thường có kích thước trung bình hoặc lớn. (2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc đơn bào, một số khác là tập đoàn đa bào. (3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả trên cơ thể sinh vật. (4) Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng rất nhanh nhưng sinh sản rất chậm. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật: (1) Vi sinh vật thường có kích thước nhỏ. (2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc đa bào, một số khác là tập đoàn đơn bào. (3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, ngoại trừ môi trường nước. (4) Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng rất chậm nhưng sinh sản rất nhanh. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật: (1) Vi sinh vật thường được quan sát bằng kính hiển vi. (2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc đơn bào, một số khác là tập đoàn đơn bào. (3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi như trong nước, trong đất, trong không khí và cả trên cơ thể sinh vật. (4) Vi sinh vật có khả năng hấp thu nhanh nhưng chuyển hóa chậm các chất. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21. Quan sát hình dưới đây: Trong các phát biểu sau đây về hình trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Vi sinh vật thường có kích thước nhỏ. (2) Vi sinh vật thường được quan sát bằng kính hiển vi. (3) Vi sinh vật có thể quang sát bằng mắt thường. (4) Vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn cả tế bào của động, thực vật. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22. Nhóm sinh vật nào dưới đây không phải là vi sinh vật? A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn. C. Tảo biển. D. Đồng vật nguyên sinh. Câu 23. Nhóm sinh vật nào dưới đây không phải là vi sinh vật? A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn. C. Nấm. D. Vi nấm. Câu 24. Cho các nhóm sinh vật dưới đây: (1) Vi khuẩn cổ.(2) Vi khuẩn.(3) Vi nấm.(4) Vi tảo. Trong số các nhóm sinh vật trên, có bao nhiêu nhóm sinh vật là vi sinh vật? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25. Cho các nhóm sinh vật dưới đây: (1) Động vật nguyên sinh(2) Vi khuẩn cổ.(3) Nấm.(4) Tảo biển. Trong số các nhóm sinh vật trên, có bao nhiêu nhóm sinh vật là vi sinh vật? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26. Nhóm vi sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm đơn bào nhân sơ? A. Vi nấm. B. Vi tảo. C. Vi khuẩn. D. Động vật nguyên sinh. Câu 27. Cho các vi sinh vật dưới đây: (1) Vi nấm.(2) Vi tảo.(3) Vi khuẩn cổ.(3) Vi khuẩn. Phát biểu nào sau đây là sai? A. (1) thuộc nhóm đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực. B. Chỉ có 2 vi sinh vật thuộc nhóm đơn bào nhân sơ. C. (3) thuộc nhóm đơn bào nhân sơ. D. (4) thuộc nhóm đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực. Câu 28. Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm đơn bào nhân thực hay tập đoàn đơn bào? A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn. C. Tảo biển. D. Vi nấm. Câu 29. Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm đơn bào nhân thực hay tập đoàn đơn bào? A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn. C. Nấm. D. Vi tảo. Câu 30. Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm đơn bào nhân thực hay tập đoàn đơn bào? A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn. C. Nấm. D. Động vật nguyên sinh. Câu 31. Dựa vào cấu tạo tế bào có thể phân loại vi sinh vật thành hai nhóm đó là A. đơn bào nhân sơ và đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực. B. đơn bào nhân sơ và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân thực. C. đơn bào nhân sơ và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân sơ. D. đơn bào nhân thực và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân thực. Câu 32. Cho các phát biểu sau về các nhóm vi sinh vật: (1) Sự tồn tại của các vi sinh vật được tiên đoán trong nhiều thế kỉ trước khi chúng được quan sát thấy lần đầu tiên. (2) Vi khuẩn là vi sinh vật thuộc nhóm đơn bào nhân thưc. (3) Vi nấm và vi tảo thuộc cùng một nhóm trong phân loại vi sinh vật. (4) Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, vi sinh vật được phân chia thành ba nhóm gồm đơn bào nhân sơ, đơn bào nhân thực và tập đoàn đơn bào nhân thực. Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33. Dựa vào đâu để phân loại vi sinh vật thành hai nhóm đơn bào nhân sơ và đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực?