Nội dung text Liệu pháp oxy.pdf
BS TRUYỆN THIỆN TẤN TRÍ TÀI THÂN TẶNG 1 BÀI VIẾT MANG TÍNH CHẤT CHIA SẺ KIẾN THỨC - KHÔNG THƯƠNG MẠI HÓA DƯỚI MỌI HÌNH THỨC Liệu pháp thở oxy : Từ cơ sở lý thuyết đến lâm sàng BS Truyện Thiện Tấn Trí Tài Khoa Y – Đại học Tân Tạo Mục lục A. Sơ lược về oxygen :...................................................................................................................................4 B. Sự hô hấp của tế bào - Tổn thương tế bào do thiếu oxygen :..................................................................7 I. Sự hô hấp của tế bào : ...........................................................................................................................7 a. Quá trình đường phân – Glycolysis :.................................................................................................8 b. Chu trình Kreb – Kreb cycle :.............................................................................................................9 c. Chuỗi vận chuyển electron và sự hình thành của Proton motive force :........................................11 d. Tổng hợp ATP :................................................................................................................................15 II. Tổn thương tế bào do thiếu oxygen – Hypoxia cell injury :................................................................17 a. Các tổn thương khả hồi – Reversible cell injury :............................................................................17 b. Các tổn thương không thể hồi phục – Irreversible cell injury – Cell death :...................................18 C. Sơ lược về quá trình vận chuyển oxy đến ti thể - Sự hô hấp :...............................................................19 I. Tổng quan về cấu tạo hệ hô hấp :........................................................................................................19 II. Quá trình dẫn Oxygen vào phổi – Sự thông khí : ................................................................................21 III. Quá trình dẫn máu tới phổi để trao đổi khí – Sự tưới máu :.............................................................29 IV. Vận chuyển oxygen trong máu.:........................................................................................................34 a. Nhiệt độ :.........................................................................................................................................36 b. PaCO2 và pH – Bohr effect :............................................................................................................37 V. Trao đổi khí O2 :..................................................................................................................................38 D. Cơ chế phản ứng của cơ thể với hạ oxygen máu/mô :...........................................................................41 I. Phản ứng toàn thân khi giảm oxi máu/mô : ........................................................................................41 a. Khái quá hệ thống điều hòa thông khí – Ventilation control system :............................................41 b. Điều hòa nhịp thở thông qua các thụ thể hóa học : .......................................................................43 c. Điều hòa thông khí tưới máu khu trú tại phổi trong trường hợp bất tương hợp V/Q : .................46 II. Phản ứng của mô – tế bào với sự suy giảm O2 :.................................................................................47 E. Tình trạng hạ oxygen máu – Hypoxemia.................................................................................................51 1. Các thông số đánh giá mức độ oxi máu – oxygenation : ....................................................................51 a. Độ bão hòa oxygen động mạch – Arterial oxygen saturation hay Sa02 : .......................................51 b. Phân áp oxi máu động mạch – Arterial oxygen tension Pa02 : ......................................................51
BS TRUYỆN THIỆN TẤN TRÍ TÀI THÂN TẶNG 2 BÀI VIẾT MANG TÍNH CHẤT CHIA SẺ KIẾN THỨC - KHÔNG THƯƠNG MẠI HÓA DƯỚI MỌI HÌNH THỨC c. Độ bão hòa oxygen và phân áp oxygen máu tĩnh mạch – Sv02 và Pv02 :.......................................52 d. Chênh lệch phân áp oxygen phế nang – động mạch hay A – a gradient : ......................................52 e. Tỷ lệ phân áp oxygen động mạch – phế nang hay a/A P02 ratio :..................................................53 f. Pa02/FI02 :.......................................................................................................................................53 g. Chỉ số oxygen – Oxygenation index :...............................................................................................54 h. Áp suất riêng phần CO2 thì thở ra – PEC02 : ..................................................................................54 2. Các cơ chế gây giảm oxygen máu : .....................................................................................................54 a. Giảm phân áp oxygen hít vào – PI02 :.............................................................................................55 b. Giảm thông khí phế nang – Alveolar hypoventilation : ..................................................................56 c. Hạn chế khuếch tán qua màng phế nang – mao mạch hay Diffusion limitation :...........................57 d. Shunt phải – trái :............................................................................................................................58 e. Bất tương hợp thông khí – tưới máu hay V/Q mismatch : .............................................................59 f. Lưu đồ tiếp cận một bệnh nhân hạ oxi máu :..................................................................................62 F. Liệu pháp thở oxi – Oxygen therapy : .....................................................................................................63 I. Lịch sử oxygen therapy : ......................................................................................................................63 II. Cơ sở lý thuyết liệu pháp thở oxi – Pharmacology of Oxygen :..........................................................64 1. Dược động học của Oxygen : ..........................................................................................................64 2. Tác dụng sinh lý của liệu pháp oxi – Dược động học : ....................................................................66 III. Các khuyến cáo về liệu pháp oxygen của các nước trên thế giới : ....................................................69 1. Tổng quan : .....................................................................................................................................69 2. Các khuyến cáo quan trọng :...........................................................................................................70
BS TRUYỆN THIỆN TẤN TRÍ TÀI THÂN TẶNG 3 BÀI VIẾT MANG TÍNH CHẤT CHIA SẺ KIẾN THỨC - KHÔNG THƯƠNG MẠI HÓA DƯỚI MỌI HÌNH THỨC “Then the LORD God formed man of dust from the ground, and breathed into his nostrils the breath of life; and man became a living being” Genesis 2:7. Bible “Và rồi Đức Chúa Trời tạo ra người đàn ông từ bụi đất, và thổi vào mũi anh ta hơi thở của sự sống; và từ đó người đàn ông ấy trở thành một sinh linh” Sáng thế ký 2 dòng thứ 7. Kinh thánh
BS TRUYỆN THIỆN TẤN TRÍ TÀI THÂN TẶNG 4 BÀI VIẾT MANG TÍNH CHẤT CHIA SẺ KIẾN THỨC - KHÔNG THƯƠNG MẠI HÓA DƯỚI MỌI HÌNH THỨC A. Sơ lược về oxygen : Oxy hay Oxygen là một nguyên tố hóa học nằm thứ 8 trong bảng tuần hoàn hóa học của Dmitri Ivanovich Mendeleev – một nhà hóa học vĩ đại người Nga. Oxygen có số nguyên tử là 8, khối lượng phân tử ~ 16 có nhiệt độ đun sôi là 90.20 độ K hay -182oC do đó trong môi trường bình thường, oxy tồn tại hầu hết ở trạng thái khí dioxygen hay O2. Ngoài ra, O2 là một khí rất ít tan trong môi trường lỏng, độ tan – solubility – s của nó chỉ có 0.0013 mmol/mmHg/dL ở 37oC. Oxygen chính là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vũ trụ sau hydrogen và helium. Nó cấu thành 21% bầu khí quyển, hơn 50% trọng lượng vỏ trái đất, hơn 90% khối lượng nước và hơn 2/3 khối lượng cơ thể con người. Oxygen tồn tại trong hầu hết các phân tử thiết yếu cho sự sống con người như protein, carbonhydrate, mỡ và cả các cấu trúc như xương, răng. Hơn hết, oxygen còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản sinh năng lượng tế bào ATP bằng cách hiện diện như chất nhận electron cuối cùng trong phản ứng dị hóa chuyển năng lượng hóa học từ dinh dưỡng (glucose, acid amin,... ) thành ATP tại ti thể. Vậy oxygen được tìm ra như thế nào ? Vào giữa các năm 1771 – 1772, một nhà dược sĩ người Thụy Điển tên Carl Wilhelm Scheele đã tìm ra oxy nhờ vào hàng loạt thí nghiệm với thủy ngân oxit – mercury oxide và kali nitrat – potassium nitrate. Khi đun nóng cả 2 thứ, ông nhận thấy sự sản sinh ra của một chất khí không mùi, không màu, không vị nhưng lại khiến cho ngọn nến cháy dữ dội hơn. Tuy nhiên, ông lại không công bố phát kiến của mình để rồi vào năm 1775, Joseph Priestley – một nhà lý thuyết hóa học người anh đã công bố trước và được ghi nhớ như người chính thức phát hiện ra khí oxygen – một khí mà ông gọi là “khí đã thanh lọc phlogiston” hay “Dephlogisticated air”. Để hiểu được vì sao Joseph Priestley gọi oxygen là như thế. Ta phải tìm hiểu lại lý thuyết phlogiston (Phlogiston theory) hay “Thuyết chất cháy”. Giả thuyết này được đề nghị bởi Johann Joachim Becher – một nhà giả kim, bác sĩ người Đức vào năm 1667 và phát triển rộng rãi bởi người học trò yêu quý của ông Georg Ernst Stahl – một nhà hóa học, triết gia và bác sĩ người Đức nhằm giải thích hiện tượng cháy nổ và rỉ sét hay được biết đến ngày này như quá trình oxy hóa – Oxidation. Theo Thuyết Phlogiston, mọi vật chất có thể cháy nổ, rỉ sét quanh ta đều mang trong chúng một chất gây cháy được gọi là Phlogiston. Quá trình cháy thật ra là sự giải phóng các phlogiston vào không khí, các phlogiston này sau đó được hấp thụ bởi thực vật và tồn tại ở đó đến khi các thực vật này bị đốt cháy. Quá trình hô hấp mang bản chất là sự đào thải các phlogiston ra khỏi cơ thể Figure 1. Oxygen Figure 2. Carl Wilhelm Scheele (1746 – 1786)