PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 3 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 03 (Đề thi có 05 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ở sinh vật nhân thực, khi tiểu đơn vị bé của ribosome gắn với mRNA ở vị trí nhận biết đặc hiệu thì phức hợp nào sau đây khớp mã với codon mở đầu? A. Met – tRNA. B. Val – tRNA. C. Ser – tRNA. D. Leu – tRNA. Câu 2. Hãy quan sát hình vẽ một tế bào đang phân bào mỗi chữ cái kí hiệu cho 1 NST. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể của loài. A. 2n = 8 B. 2n = 10 C. 2n = 20 D. 2n = 12. Câu 3. Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau: Theo suy luận lí thuyết, cây nào không bị héo? A. Cây C B. Cây D C. Cây B D. Cây A. Câu 4. Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền tim? A. Mạng Purkinje. B. Bó His. C. Nút xoang nhĩ. D. Nút nhĩ thất. Câu 5. Khi phân tích đoạn mạch mã gốc của gene mã hóa cho cùng một loại protein ở 4 loài sinh vật, người ta thu được trình tự các nucleotide trên exon tương ứng như sau: Loài A: 3’ ... -GTT - TAC - TGT - AAG - TTC -TGG -5’ Loài B: 3’ ... -GTT - GAC - TGT - AAG - TTC -TGG -5’ Loài C: 3’ ... -GTT - GAC - TGT - AAG - TTC -TAG -5’ Loài D: 3’ ... -GTT - GAC - GGT - AAT - TTT -TGG -5’ Hai loài có họ hàng gần gũi nhất là: A. loài A và B B. loài A và C C. loài A và D D. loài C và D. Câu 6. Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau? A. Cơ quan tương tự B. Cơ quan tương đồng. C. Hóa thạch D. Cơ quan thoái hóa. Câu 7. Hai loài động vật A và B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau một thời gian dài, quần thể của loài A đã tiến hóa thành loài A’ thích nghi hơn với môi trường còn quần thể loài B thì có nguy cơ bị tuyệt diệt. Điều giải thích nào sau đây về loài A là sai? A. Quần thể của loài A có khả năng thích nghi cao hơn. B. Quần thể của loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy gene đột biến nhanh hơn. C. Loài A có tốc độ sinh sản chậm hơn và chu kì sống dài hơn. D. Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn.
Câu 8. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tác động của nhân tố tiến hóa đột biến và di - nhập gene đều có thể dẫn tới kết quả A. làm xuất hiện allele mới trong quần thể. B. làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định. C. làm giảm đa dạng di truyền của quần thể. D. làm một allele có lợi nhanh chóng trở nên phổ biến trong quần thể. Câu 9. Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có allele tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là: A. 75%. B. 25%. C. 12,5%. D. 50%. Câu 10. Trên hòn đảo có 1 loài chuột A chuyên ăn rễ cây. Sau một thời gian, từ loài chuột A đã hình thành thêm loài chuột B chuyên ăn lá cây. Loài B đã được hình thành theo con đường A. cách li địa lí. B. cách li tập tính. C. cách li sinh thái. D. lai xa và đa bội hoá. Câu 11. Để duy trì và phát triển quần thể loài A cần có số lượng cá thể ít nhất là 25 cá thể/quần thể. Biết không có hiện tượng di - nhập cư. Người ta thống kê 4 quần thể của loài ở các môi trường ổn định khác nhau, thu được kết quả như sau. Theo lí thuyết, quần thể nào có nguy cơ bị diệt vong? A. Quần thể IV. B. Quần thể III. C. Quần thể I. D. Quần thể II. Câu 12. Trong ruột lúa, lúa và cỏ lồng vực cùng hút nước và các ion khoáng từ đất để tổng hợp các chất hữu cơ. Mối quan hệ giữa lúa và cỏ lồng vực thuộc quan hệ A. hợp tác B. cạnh tranh C. hội sinh D. kí sinh. Câu 13. “Ngày nay, với công nghệ hiện đại các nhà khoa học có thể nuôi cấy các mẫu mô của thực vật, thậm chí từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Công nghệ này giúp ta nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gene quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gene” (SGK Sinh học 12, NXB Giáo dục). Nội dung đoạn trích trên đề cập đến phương pháp tạo giống nào? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô. C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh. D. Lai hữu tính. Câu 14. Ở ruồi giấm, allele A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định mắt trắng, gene trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Cơ thể mang kiểu gene X a X a có kiểu hình là A. con cái mắt trắng. B. con đực mắt trắng. C. con đực mắt đỏ. D. con cái mắt đỏ. Câu 15. Trong công tác tạo giống, muốn tạo một giống vật nuôi có thêm đặc tính của một loài khác, phương pháp nào dưới đây được cho là hiệu quả nhất? A. Gây đột biến. B. Công nghệ gene. C. Công nghệ tế bào. D. Lai tạo. Câu 16. Ở một loài thực vật lưỡng bội có 10 nhóm gene liên kết, thể đột biến nào dưới đây thuộc loại lệch bội về 1 cặp NST? A. Có 11 NST. B. Có 20 NST. C. Có 22 NST D. Có 15 NST Câu 17. Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào được con người bổ sung thêm nguồn vật chất và thực hiện các biện pháp cải tạo một cách thường xuyên nhất? A. Đồng ruộng. B. Rừng trồng C. Rừng ngập mặn. D. Rạn san hô. Câu 18. Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên? A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. B. Tự vệ tốt hơn. C. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh. D. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d, ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong trường hợp mỗi gene quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho cặp bố mẹ (P) tương phản về 1 hoặc 2 cặp tính trạng lai với nhau đến F2, số loại kiểu gene ở từng thế hệ được biểu thị ở 2 biểu đồ như hình sau:
a. Biểu đồ 1 có thể là kết quả của phép lai di truyền liên kết hoàn toàn. b. Tỷ lệ kiểu gene ở F2 biểu đồ 2 là 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1. c. Nếu tiếp tục giao phấn thì tỉ lệ kiểu gene ở F3 của biểu đồ 1 là 1 : 2 :1. d. Nếu cho F1 của biểu đồ 2 lai phân tích thu được Fa có 4 kiểu gene với tỉ lệ như nhau. Câu 2. Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Hawaii sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình sau. Trong thời gian điều tra, môi trường không có biến động lớn. a. Tháp tuổi không thể hiện nhóm tuổi sau sinh sản. b. Sau khi bị săn bắt, kích thước quần thể chim trĩ tăng. c. Trước khi bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi trước sinh sản. d. Nếu không bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản sẽ tăng lên. Câu 3. Biến động về huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người được mô tả trong đồ thị hình bên. a. Đường cong I biểu thị biến động huyết áp. b. Đường cong II biểu thị tổng tiết diện hệ mạch.
c. Ở mao mạch, đường cong II đi lên là nguyên nhân làm cho đường cong I đi xuống. d. Ở tĩnh mạch, đường cong I đi lên là do đường cong II đi xuống. Câu 4. Hình vẽ sau đây mô tả bệnh hồng cầu hình liềm ở người. a. Bệnh hồng cầu hình liềm phát sinh do đột biến thay thế cặp T-A bằng cặp A-T. b. Protein đột biến đã bị thay đổi ở một acid amine là Glu thành Val. c. Sau đột biến, số lượng nucleotide mỗi loại của gene không thay đổi so với gene ban đầu. d. Người bị bệnh có nhiều biểu hiện như thể lực giảm, suy tim, suy thận, viêm phổi. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau. Hãy cho biết những phát biểu đúng. 1. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F 2 . 2. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F 3 và F 4 . 3. Tất cả các kiểu gene đồng hợp tử trội đều vô sinh nên F 2 có cấu trúc di truyền như vậy. 4. Tần số các allele A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,7. Câu 2. Một loài có 2n = 24, thể đột biến của loài đó có 12 nhóm NST, mỗi nhóm chứa 3 NST. Xác định số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể đột biến nói trên. Câu 3. Một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 gene nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gene quy định một tính trạng và mỗi gene đều có 2 allele, allele trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1 gồm 8 loại kiểu hình, trong đó các cây có kiểu hình trội về 3 tính trạng có 5 loại kiểu gene. Theo lý thuyết, các cây có 3 allele trội ở F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.