Nội dung text DEMO CHƯƠNG 3. TỪ TRƯỜNG - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN.pdf
CHƯƠNG 3: TỪ TRƯỜNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm? A. Hướng bắc – nam của nam châm là hướng của từ trường tại điểm đặt nam châm. B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau. C. Mọi nam châm đều hút được sắt. D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực. Câu 2. Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn A. hút nhau. D. đẩy nhau. C. không tương tác. D. đều dao động. Câu 3. Lực nào sau đây không phải lực từ? A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng. B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam. C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện. D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau. Câu 4. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực hút lên các vật. B. tác dụng lực điện lên điện tích. C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? A. Các đường sức là các đường tròn. B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn. C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái. D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng điện. Câu 6. Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. Câu 7. Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường A. thẳng. B. song song.
C. thẳng song song. D. thẳng song song và cách đều nhau. Câu 8. Hai dây dẫn thẳng, song song, dây một được giữ cố định, dây hai có thể dịch chuyển. Dây hai sẽ dịch chuyển ra xa dây một khi A. có hai dòng điện ngược chiều chạy qua. B. chỉ có dòng điện mạnh chạy qua dây một. C. có hai dòng điện cùng chiều chạy qua. D. dòng điện chạy qua dây hai lớn hơn dòng điện chạy qua dây một. Câu 9. Hai dây dẫn thẳng, song song, dây một được giữ cố định, dây hai có thể dịch chuyển. Dây hai sẽ dịch chuyển về phía dây một khi A. có hai dòng điện ngược chiều chạy qua. B. chỉ có dòng điện mạnh chạy qua dây một. C. có hai dòng điện cùng chiều chạy qua. D. dòng điện chạy qua dây hai lớn hơn dòng điện chạy qua dây một. Câu 10. Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm A. nằm theo hướng của lực từ. B. ngược hướng với đường sức từ. C. nằm theo hướng của đường sức từ. D. ngược hướng với lực từ. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ. B. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ. C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường. D. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ. Câu 12. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng A. lực hút lên các vật đặt trong nó. B. lực điện lên điện tích đặt trong nó. C. lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó. D. lực đẩy lên các vật đặt trong nó. Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì có lực từ tác dụng lên một A. dòng điện khác đặt song song cạnh nó. B. kim nam châm đặt song song cạnh nó. C. hạt mang điện chuyển động dọc theo nó. D. hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó. Câu 14. Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra A. lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. B. lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. D. sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ. B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng. C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ. D. Các đường sức từ là những đường cong kín. Câu 16. Để xác định 1 điểm trong không gian có từ trường hay không, ta đặt tại nó một A. điện tích. B. kim nam châm. C. sợi dây dẫn. D. sợi dây tơ. Câu 17. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Dựa vào hình ảnh của “đường mạt sắt” ta có thể biết chiều của đường sức từ. B. Sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của đường sức. C. Dùng nam châm thử đặt trên đường sức từ cho ta biết chiều của đường sức từ. D. Với dòng điện thẳng các “đường mạt sắt” trên tờ bìa là những đường tròn đồng tâm. Câu 18. Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với A. các điện tích đang chuyển động. B. nam châm đứng yên. C. các điện tích đứng yên. D. nam châm đang chuyển động. Câu 19. Đường sức từ không có tính chất là A. qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức. B. các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. C. chiều của các đường sức là chiều của từ trường. D. các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 20. Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phăng vuông góc với một dòng điện thẳng. Khi cân bằng, kim nam châm đó sẽ nằm theo hướng A. song song với dòng điện. B. cắt dòng điện. C. theo hướng một đường sức từ của dòng điện thẳng. D. theo hướng vuông góc với một đường sức từ của dòng điện thẳng. Câu 21. Câu nào dưới đây nói về từ trường là không đúng? A. Xung quanh mỗi nam châm đều ton tại một từ trường. B. Xung quanh mồi dòng điện cũng tồn tại một từ trường. C. Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam (S)- Bắc (N) của một kim loại nam châm nhỏ nam cân bằng tại điểm đó. D. Kim nam châm đặt ở gàn một nam châm hoặc một dòng điện luôn quay theo hướng Nam (S) – Bắc (N) của từ trường Trái Đất.
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây nói về đường sức từ là không đúng? A. Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm đều có phương trùng phương của từ trường tại điểm đó B. Có thể quan sát sự phân bố các đường sức từ bằng thí nghiệm từ pho khi rắc nhẹ các mạt sắt nhỏ lên mặt tấm nhựa phẳng đặt trong từ trường, nếu mặt phẳng của tấm nhựa trùng với mặt phẳng chứa các đường sức. C. Các đường sức từ của dòng điện thẳng dài là các đường tròn nằm trong các mặt phẳng vuông góc với dòng điện thẳng, có tâm nằm trên dòng điện và có chiều xác định theo quy tắc bàn tay trái. D. Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu và được quy ước vè sao cho chỗ nào từ trường càng mạnh thì các đường sức từ càng mau (sít nhau) hơn. Câu 23. Câu nào dưới đây nói về lực từ là không đúng? A. Lực từ tương tác giữa hai thanh nam châm có các cực cùng tên đặt thẳng hàng đối diện sát nhau là các lực đẩy cùng phương ngược chiều. B. Lực từ tương tác giữa hai dây dẫn thẳng song song đặt gần nhau có dòng điện không đổi cùng chiều chạy qua là các lực đẩy vuông góc với hai dây. C. Lực từ do nam châm tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có thể là lực đẩy hoặc hút tùy thuộc chiều dòng điện và chiều từ trường. D. Lực từ tác dụng lên hai dây dẫn thẳng song song đặt gần nhau có dòng điện không đổi ngược chiều. Câu 24. Từ trường của một nam châm giống từ trường được tạo bởi A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. B. một ống dây có dòng điện chạy qua. C. một nam châm hình móng ngựa. D. một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua. Câu 25. Từ phổ là A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường. B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau. C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm. D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song. Câu 26. Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm A. nằm theo hướng của lực từ. B. ngược hướng với đường sức từ. C. nằm theo hướng của đường sức từ. D. ngược hướng với. Câu 27. Các đường sức từ của dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng dài có dạng là các đường A. thẳng vuông góc với dòng điện. B. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện.