Nội dung text P1. 1.1. TIẾNG VIỆT (30 câu) - Đáp án và lời giải.pdf
ĐAI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 công bố ngày 12/11/2024 (ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT 1. B 2. A 3. A 4. A 5. D 6. A 7. C 8. D 9. C 10. C 11. B 12. A 13. D 14. B 15. A 16. D 17. D 18. D 19. A 20. A 21. D 22. B 23. A 24. B 25. D 26. C 27. D 28. D 29. A 30. A PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: “Cành chọc trời là con đầu Tên gọi ông Thu Tha Cành bung xung là con thứ hai Tên gọi bà Thu Thiên Hai ông bà nên đôi nên lửa Truyền cho: Con gà có cựa Dây dưa biết leo Tre pheo có gai, có ngọn Con người biết nói.” (Sử thi dân tộc Mường, Đẻ đất đẻ nước) Nội dung của văn bản trên là gì? A. Giải thích nguồn gốc trời và đất. B. Giải thích đặc điểm các loài. C. Giải thích nguồn gốc bản làng. D. Giải thích nguồn gốc phong tục. Đáp án đúng là B Phương pháp giải Căn cứ nội dung văn bản đọc, phân tích. Nội dung/ Thông điệp Lời giải Đoạn trích giải thích đặc điểm các loài: Truyền cho: Con gà có cựa/ Dây dưa biết leo/ Tre pheo có gai, có ngọn/ Con người biết nói.
Câu 2: “Đây nói chuyện Ngọc Hoàng, từ lúc mọi công việc kiến thiết vũ trụ đã xong mới bắt đầu nghĩ đến chuyện sáng tạo ra vạn vật. Không hiểu Ngọc Hoàng làm như thế nào nhưng chỉ nghe nói rằng ông ta trước hết dùng những chất cặn còn sót lại trong trời đất, nặn ra đủ mọi giống vật từ những con to lớn như voi, tê ngưu, cọp đến những vật bé tí như sâu, kiến, bọ, trùng, v.v... Sau đó, Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, tinh túy rồi nặn ra một giống vật khác công phu hơn. Đó là loài người. Và cũng vì thế mà người ta khôn hơn vạn vật.” (Nguyễn Đổng Chi, Mười hai bà mẹ) Chi tiết “Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, tinh túy rồi nặn ra một giống vật khác công phu hơn” có nghĩa là gì? A. Loài người là giống loài được sáng tạo một cách công phu từ chất trong, tinh túy. B. Loài người là giống loài được tạo ra sau cùng và đồng chất với mọi loài, mọi vật. C. Loài người là một hợp chất trong lành và tinh túy giống như mọi loài, mọi vật. D. Loài người là sự sáng tạo thông thái của Ngọc Hoàng từ những chất cặn còn sót lại. Đáp án đúng là A Phương pháp giải Căn cứ nội dung văn bản đọc, phân tích. Nội dung/ Thông điệp Lời giải - Chi tiết “Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, tinh túy rồi nặn ra một giống vật khác công phu hơn” có nghĩa là: Loài người là giống loài được sáng tạo một cách công phu từ chất trong, tinh túy. - Căn cứ nội dung cuối đoạn: Sau đó, Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, tinh túy rồi nặn ra một giống vật khác công phu hơn. Đó là loài người. Và cũng vì thế mà người ta khôn hơn vạn vật. Câu 3: “Tuổi đà ngoại tám mươi già, Thoắt thoắt xem bằng bóng ngựa qua. Mai bạc lạnh quen nhiều tháng tuyết, Cúc vàng thơm đổi mấy phen hoa. Sang có phận, là ơn chúa,
Được làm người, bởi đức cha. Am quán ngày nhàn, rồi mọi việc, Dầu ai tự tại, mặc dầu ta.” (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bạch Vân quốc ngữ thi) Xác định thể thơ của văn bản trên. A. Thất ngôn xen lục ngôn. B. Thất ngôn xen ngũ ngôn. C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Lục ngôn bát cú. Đáp án đúng là A Phương pháp giải Căn cứ các thể thơ đã học. Thể thơ Lời giải - Thể loại: Thất ngôn xen lục ngôn. Có các câu thơ 6 chữ và 7 chữ. Câu 4: “... Bà phu nhân nói: [...] Những cuộc gặp gỡ hiếm lạ, đời nào mà không có: như đền Bạc hậu, như quán Cao đường, như thần Lạc phố lướt sóng, như nàng Giang Phi cởi ngọc, như Lộng Ngọc lấy Tiêu Sử, như Thái Loan gặp Văn Tiêu, như Lan Hương gặp Trương Thạc... Bao nhiêu những chuyện cũ còn sờ sờ đó, nếu thế này mà bị chê cười thì đã có những người trước ấy họ chịu đỡ tiếng cười cho mình. Mọi người cùng phá lên cười rất vui vẻ. Rồi đó mặt trời gác núi, các khách khứa đều giải tán cả.” (Nguyễn Dữ, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên) Dòng nào sau đây không thể hiện đặc trưng hình thức nghệ thuật của văn bản trên? A. Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. B. Dùng nhiều điển tích, điển cố. C. Tổ chức theo cấu trúc biền văn. D. Sử dụng biện pháp tu từ liệt kê. Đáp án đúng là A Phương pháp giải Phân tích đặc trưng nghệ thuật của văn bản. Biện pháp tu từ Lời giải