Nội dung text TTS006. QTKT_Đặt thông Foley bóng đôi cải tiến chèn lòng tử cung trong kết hợp điều trị BHSS.pdf
1 SỞ Y TẾ TP.HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG _____________________________________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________________________________________________ HƯỚNG DẪN Qui trình kỹ thuật Đặt thông Foley bóng đôi cải tiến chèn lòng tử cung trong kết hợp điều trị băng huyết sau sanh (Ban hành kèm theo Quyết định số 812 /QĐ-BVHV ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương) ____________________________ I. GIỚI THIỆU - Thông Foley bóng đôi cải tiến chèn lòng tử cung (TC) (UDBMT Uterine Double Balloon Modifier Tamponade) là loại bóng chèn cải tiến được tạo từ 2 thông Foley 20F và 30F để chèn lòng TC trong điều trị băng huyết sau sanh (BHSS). - Là một xử trí kết hợp sau khi thất bại với các điều trị nội khoa như xoa đáy TC, ép tử cung bằng 2 tay và thuốc co hồi tử cung và điều trị này giúp làm giảm hơn 70% các trường hợp cắt tử cung trong điều trị BHSS. - Tuy nhiên nếu thất bại phương pháp này sẽ tiến hành mở bụng để thực hiện thắt các mạch máu lớn (ĐM tử cung, ĐM TC - buồng trứng, ĐM hạ vị), mũi may thắt TC để cầm máu (B-Lynch) và cắt TC [7]. Cơ chế cầm máu của thông Foley bóng đôi cải tiến chèn lòng TC - Cơ chế hoạt động của thông Foley bóng đôi cải tiến chèn lòng TC là khi bóng được chèn vào lòng TC sẽ cung cấp một áp lực thủy tĩnh từ trong ra ngoài áp vào thành TC. Áp lực này có thể hoặc không thể vượt quá áp lực của động mạch hệ thống. Sự chèn ép bề mặt các mạch máu này được cho là làm giảm dòng máu đến và giúp hình thành cục máu đông, giúp cầm máu tại chỗ [7]. II. CHỈ ĐỊNH - Khi BHSS điều trị nội khoa nhưng vẫn còn chảy máu tiếp tục - Là biện pháp hỗ trợ kết hợp với các điều trị ban đầu trong những trường hợp do đờ TC - Sau khi đã loại trừ rách cổ tử cung (CTC), âm đạo (ÂĐ), vỡ TC, sót nhau.
2 III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Rách CTC, rách AĐ, vỡ tử cung. - Sót nhau - Ung thư cổ tử cung. - Bất thường tử cung (dị dạng tử cung, u xơ TC to gây biến dạng lòng TC) IV. CHUẨN BỊ 1. Tư vấn, giải thích cho người bệnh và thân nhân - Có cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật 2. Người thực hiện quy trình kỹ thuật: - Bác sĩ chuyên ngành Sản khoa, đã được tập huấn (cột 3 trở lên).. - Đội mũ, đeo khẩu trang. - Rửa tay sạch theo quy trình. - Mang găng vô khuẩn khi thực hiện. 3. Phương tiện: (tất cả đều vô khuẩn) - 1 thông Foley 20F và 1 thông Foley 30F. - 1 que móc vô khuẩn - Kéo - 2 van ÂĐ. - 3 kẹp hình tim. - 1 bồn hạt đậu đựng nước muối sinh lý. - Gạc vô khuẩn. - Băng keo lụa. - Bơm tiêm 10 ml hay 20 ml. - Nước muối NaCl 0,9% 500 ml 1 chai. - Túi dẫn lưu máu - Máy siêu âm. 4. Kỹ thuật chuẩn bị thông Foley bóng đôi cải tiến từ thông Foley 20 F+30F: - Cắt đầu của thông Foley 30 bằng kéo vô khuẩn, cách phần bóng của Foley khoảng 3 - 5 mm. - Luồn móc inox vô khuẩn vào lòng thông Foley 30, dùng móc vô khuẩn này kéo thông Foley 20F vào trong lòng Foley 30F. Sau đó tháo móc ra.
3 - Bơm nước muối sinh lý 60 - 100 ml vào thông Foley 20 F và 30F để kiểm tra bóng trước khi đặt, sau đó rút nước toàn bộ để làm xẹp bóng. 5. Hồ sơ bệnh án - Ghi hồ sơ rõ, đầy đủ: Họ tên, tuổi, para, chẩn đoán, chỉ định. - Quá trình thực hiện. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Thực hiện kỹ thuật: - Thai phụ nằm tư thế sản phụ khoa. - Thai phụ được mang bao chân, trải khăn vải vô khuẩn dưới mông, sát trùng âm hộ, âm đạo bằng gòn tẩm dung dịch Betadin 0,5%. - Thông tiểu làm trống bàng quang. - Đặt van âm đạo bộc lộ cổ tử cung (CTC) và sát trùng CTC. - Kiểm tra tổn thương sinh dục ÂĐ - CTC, sót nhau (khám soát lòng TC dưới siêu âm) trước đặt. - Dùng kẹp hình tim đưa ống thông Foley bóng đôi cải tiến nhẹ nhàng qua kênh CTC vào lòng TC tránh chạm ống thông vào âm đạo. - Tùy nguyên nhân do đờ TC vị trí chảy máu diện nhau bám hay đoạn dưới TC. + Dưới hướng dẫn siêu âm, dùng bơm tiêm bơm 70ml nước muối sinh lý vào thông Foley 20 F và bơm 110 ml nước muối sinh lý vào thông 30 F. + Trong lúc bơm theo dõi phản ứng thai phụ, nếu thai phụ đau, bụng căng, khó chịu, ngưng thủ thuật xem lại kỹ thuật đặt. - Trường hợp thấy bóng không đúng vị trí nên xả bóng, bơm lại cho đúng vị trí dưới hướng dẫn của siêu âm. - Mô tả vị trí bóng cần chèn trong hồ sơ. - Dùng băng keo dán cố định ống thông lên mặt trong đùi thai phụ. - Sản phụ được theo dõi 15 phút sau đặt thông bóng đôi cải tiến, theo dõi lượng máu ra thêm từ túi dẫn lưu nối với thông Foley đã được đặt chèn lòng TC. - Tiêu chuẩn cầm máu thành công: Test Tamponade (+) + Thời gian đánh giá: ≤ 15 phút [5], [2], [6]
4 + Đánh giá lượng máu ra thêm: ≤ 15 phút và máu trong túi dẫn lưu được nối với thông Foley bóng đôi cải tiến đặt trong buồng TC không ra thêm, hay lượng máu ra thêm ≤ 100 ml. - Thất bại: + Trong thời gian > 10 - 15 phút sau thủ thuật: máu đỏ tươi tiếp tục chảy không giảm, ảnh hưởng tổng trạng và sinh hiệu sản phụ. + Lưu ý: lượng máu đỏ tươi tiếp tục chảy > 100 ml trong thời gian > 15 phút thì cần xem xét can thiệp khác sau khi đã loại trừ tụt bóng hay bể bóng và có thể rút thông Foley bóng đôi cải tiến. - Duy trì truyền tĩnh mạch oxytocin 20 đơn vị pha trong 1 chai Lactate Ringer 500 ml truyền TM XXX giọt/phút trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. - Dùng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng sau đặt thông Foley bóng đôi cải tiến. VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU THỦ THUẬT - Theo dõi sát sinh hiệu sản phụ. - Khám đánh giá gò TC, máu ÂĐ, vị trí thông Foley bóng đôi cải tiến. - Theo dõi sinh hiệu sản phụ, lượng máu chảy qua ống dẫn lưu của ống thông Foley bóng đôi cải tiến đã được đặt trong buồng TC. - Rút thông Foley bóng đôi cải tiến sau đặt 12 - 24 giờ (tùy từng trường hợp cụ thể) [2], [1], [3], [4] VII. BIẾN CHỨNG – HƯỚNG XỬ TRÍ - Viêm NMTC: rút thông, cấy dịch âm đạo, xét nghiệm TPTTBM, CRP, PCT (nếu cần) để đánh giá tình trạng nhiễm trùng. XI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dildy G. A., Belfort M. A., Adair C. D., et al. (2014). "Initial experience with a dual-balloon catheter for the management of postpartum hemorrhage". Am J Obstet Gynecol, 210 (2), pp. 136.e1-6. 2. Kandeel M., Sanad Z., Ellakwa H., et al. (2016). "Management of postpartum hemorrhage with intrauterine balloon tamponade using a condom catheter in an Egyptian setting". Int J Gynaecol Obstet, 135 (3), pp. 272-275.