Nội dung text ĐỀ SỐ 65 TUYỂN SINH VÀO CHUYÊN HÓA HỌC LỚP 10.pdf
Câu 1. Các kim loại có mức độ hoạt động hoá học mạnh thường tạo thành các hợp chất bền hơn so với các kim loại có mức độ hoạt động hoá học yếu. Khi bị đun nóng, nhiều muối carbonate sẽ phân huỷ thành oxide base (hay basic oxide) và carbon dioxide. Nhiệt độ phân huỷ của calcium carbonate (CaCO3), magnesium carbonate (MgCO3) và silver carbonate (Ag2CO3) lần lượt vào khoảng 900 °C, 450 °C và 220 °C. a. Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần theo dãy Ca, Mg, Ag. b. Hợp chất của chúng cũng giảm độ bền theo dãy: CaCO3, Ag2CO3, MgCO3,. c. Vì mức độ hoạt động hoá học của Na mạnh hơn Ca nên dự đoán hợp chất Na2CO3 bền và khó bị phân huỷ hơn hợp chất CaCO3. d. Nhiệt phân 10 g CaCO3 thu được hỗn hợp rắn gồm CaO và CaCO3 dư, trong đó khối lượng CaO là 4,48 g. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là 75%. Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 160 gam hỗn hợp A gồm 2 alkane (C4H10 và C3H8) thấy tạo ra 484 gam khí CO2. a. Alkane có công thức tổng quát là CnH2n+2 và có khả năng tham gia phản ứng cộng. b. Alkane là các hydrocarbon no, chỉ chứa liên kết đơn giữa các nguyên tử carbon. c. Thành phần % thể tích của C4H10 trong hỗn hợp A là 33,3%. d. Biết lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam mỗi chất C4H10 và C3H8 lần lượt là 49,5 kJ và 50,35 kJ. Lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 160 gam A là 7 957, 4 (kJ). Câu 1. Glucose, một loại đường đơn, là nguồn năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể người và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Glucose được hấp thụ từ thức ăn mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày và sau đó được vận chuyển trong máu đến các tế bào cần năng lượng. Trong tế bào, glucose phân huỷ để tạo ra ATP (adenosine triphosphate), dạng năng lượng mà tế bào có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sống. Glucose là chất rắn, tinh thể không màu, không mùi, dễ tan trong nước, có vị ngọt, nhưng không ngọt bằng đường mía. a. Glucose có nhiều trong thân cây mía, củ cải đường, ... b. Glucose dùng trong công nghiệp tráng gương do phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành một lớp bạc mỏng trên bề mặt có khả năng phản xạ ánh sáng hoàn toàn. c. So sánh với các loại đường khác, glucose có điểm gì khác biệt chính là nguồn năng lượng chính và dễ dàng được tế bào sử dụng. d. Nếu cho 5 kg glucose chứa 20% tạp chất lên men thành ethylic alcohol. Khối lượng ethylic alcohol thu được (biết hiệu suất của phản ứng đạt được 90%) là 1840 gam. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là bao nhiêu?
Câu 2. Đun nóng hỗn hợp gồm 3 gam ethylic alcohol và 3 gam acetic acid với H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%), khối lượng ester thu được là bao nhiêu gam? Câu 3. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư, thu được 7,47 lít khí hydrogen (đkc). Phần trăm của nhôm trong hỗn hợp là bao nhiêu? Câu 4. Thuỷ phân hoàn toàn một mẫu 10 g bột gạo trong môi trường acid sẽ thu được bao nhiêu gam glucose? Giả thiết trong bột gạo chứa 80% tinh bột và hiệu suất quá trình thuỷ phân đạt đến 90%. Câu 5. Trong thực tế người ta thường nấu rượu (ethylic alcohol) từ gạo. Tinh bột chuyển hóa thành ethylic alcohol qua 2 giai đoạn: Tinh bột → glucose → ethylic alcohol. Tính thể tích (L) ethylic alcohol 46o thu được từ 10 kg gạo (chứa 81% tinh bột). Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/mL. Câu 6. Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa 12 kg hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ mol 1 : 2. Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane thì nhiệt lượng tỏa ra là 2220 kJ và 1 mol butane tỏa ra nhiệt lượng là 2850 kJ. Trung bình, nhiệt lượng tiêu thụ từ đốt khí gas của một hộ gia đình X là 11.000 kJ/ngày, hiệu suất sử dụng nhiệt là 80%, giá của bình gas trên là 450.000 đồng. Tính số tiền (đồng) hộ gia đình X cần chi trả cho việc mua gas trong một tháng (30 ngày). PHẦN IV: TỰ LUẬN Câu 1. 1.1 Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau (mỗi chữ cái trong ngoặc là một chất): (A) o ⎯⎯→t (B) + (C) + (D) (C) + (E) o ⎯⎯→t (G) + (H) + (I) (A) + (E) → (K) + (G) + (I) + (H) (K) + (H) ®iÖn ph©n dung dÞch ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ cã mμng ng ̈n (L) + (I) + (M) Biết (D), (I), (M) là các đơn chất ở trạng thái khí trong điều kiện thường, khí (I) có tỉ khối so với khí hiđro là 35,5; MI – ML = 15. 1.2 Hoà tan hoàn toàn x mol Ca vào dung dịch chứa x mol HCl, thu được dung dich A. Cho dung dịch A lần lượt tác dụng với các chất sau: Al; Cu(NO3)2; K2CO3; Ba(HCO3)2. Viết phương trình của các phản ứng hoá học xảy ra (nếu có). 1.3 Trong công nghiệp, quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hòa (cực âm bằng sắt và cựcdương bằng than chì, có màng ngăn điện cực) là cơ sở của công nghiệp sản xuất xút-chlorine. a. Lập phương trình hóa học của phản ứng.