Nội dung text Chủ đề 3. NHIỆT ĐỘ. THANG NHIỆT ĐỘ - NHIỆT KẾ - HS.docx
- Các loại nhiệt kế khí: dựa trên sự nở vì nhiệt của thể tích một lượng khí xác định ở áp suất không đổi. II – BÀI TẬP LUYỆN TẬP 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn ( 4,5 điểm ) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1. Kết luận nào dưới đây là không đúng với thang nhiệt độ Celsius? A. Kí hiệu của nhiệt độ của t. B. Đơn vị đo nhiệt độ là o C. C. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1atm là 0 o C. D. 1 o C tương ứng với 273 K. Câu 2: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự): a. Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế b. Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt kế c. Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế d. Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa; Nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất: A. a, b, c, d B. d, c, a, b C. d, c, b, d D. b, a, c, d Câu 3: Trong thang nhiệt Farentheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu? A. 273K B. 32°C C. 0K D. 0°C Câu 4. Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Để đo nhiệt độ của bàn là phải dùng nhiệt kế nào? Loại nhiệt kế Thủy ngân Rượu Kim loại Y tế Thang nhiệt độ Từ -10 0 C đến 110 0 C Từ -30 0 C đến 60 0 C Từ 0 0 C đến 400 0 C Từ 34 0 C đến 42 0 C A. Nhiệt kế kim loại. B. Nhiệt kế thủy ngân C. Nhiệt kế y tế D. Nhiệt kế rượu Câu 5: Cơ chế của sự dẫn nhiệt là A. sự truyền nhiệt độ từ vật này sang vật khác. B. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
C. sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác. D. sự truyền động năng của các phân tử này sang các phân tử khác. Câu 6. Trong thang nhiệt độ Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K. Hỏi nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu K? A. 0K B. 373K C. 173K D. 100K Câu 7: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Hà Nội như sau: Hà Nội: Nhiệt độ từ 19°C đến 28°C. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong thang nhiệt Kelvin? A. Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K. B. Nhiệt độ từ 19 K đến 28 K. C.Nhiệt độ từ 273 K đến 301 K. D. Nhiệt độ từ 273 K đến 292 K. Câu 8: Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ đo lường SI là: A. Kelvin (K) B. Celsius ( 0 C) C. Fahrenheit ( 0 F) D. Cả 3 đơn vị trên Câu 9. Điều nào sau đây đúng với nguyên lí truyền nhiệt: A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn. B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn. D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn. Câu 10. Đổi đơn vị 32 0 C ra đơn vị độ K? A. 32 0 C = 350K B. 32 0 C = 305K C. 32 0 C = 35K D. 32 0 C = 530K Câu 11. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo nhiệt độ? A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế điện tử D. Tốc kế Câu 12. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 13. Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì: