Nội dung text 9. THPT Văn Lang - Quảng Ninh (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx
Câu 10: Trên một mạch của phân tử DNA có trình tự nucleotide là ATCCTAGTA, ở mạch bổ sung sẽ có trình tự là: A. TAATCCGTA. B. TAGGATCAT. C. TAGTATCAT. D. TAATATCAT. Câu 11: Base nitrogenous dạng hiếm ở hình dưới sẽ tạo nên đột biến điểm như thế nào? A. Mất một cặp A – T. B. Thêm một cặp G – C. C. Thay thế cặp G – C bằng cặp A – T. D. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – C. Câu 12: Ở cà chua có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào của thể ba thuộc loài này là: A. 25. B. 22. C. 36. D. 23. Câu 13: Để chứng minh các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau, Mendel đã thực hiện phép lai nào? A. Lai phân tích. B. Lai khác dòng. C. Lai xa. D. Lai thuận nghịch. Câu 14: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất. B. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật. C. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí. D. Hình thành loài mới bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 15: Các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau dẫn đến không giao phối được với nhau, đây là ví dụ về kiểu cách li sinh sản nào? A. Cách li nơi ở. B. Cách li tập tính. C. Cách li địa lý. D. Cách li cơ học. Câu 16: Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa? A. Tỉ lệ cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên. B. Dịch bệnh có thể phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể. C. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác. D. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng. Câu 17: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?