PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text TẶNG BÀI VIẾT THAM KHẢO TẤT CẢ NHỮNG ĐOẠN TRÍCH QUAN TRỌNG THPTQG 2024pdf

CÔ TRẦN THÙY DƯƠNG CÔ TRẦN THÙY DƯƠNG TÀI LIỆU DÀNH TẶNG RIÊNG GỬI ĐẾN 2K6 ÔN THI BỨT PHÁ! Không có con đường khó, chỉ có con đường không được bắt đầu! Cố lên nhé! Các bạn 2K6! BÀI VIẾT THAM KHẢO NHỮNG ĐOẠN TRÍCH QUAN TRỌNG CHO KỲ THI THPTQG 2024 1. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu Đề 1: Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể: - Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi. Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối... cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính - bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. - Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi. - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi. - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh... - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên. - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông... (Trích “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu) Phân tích sự thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới. BÀI VIẾT CHÚC CÁC BẠN HỌC VÀ ÔN THI THẬT TỐT!
CÔ TRẦN THÙY DƯƠNG CÔ TRẦN THÙY DƯƠNG TÀI LIỆU DÀNH TẶNG RIÊNG GỬI ĐẾN 2K6 ÔN THI BỨT PHÁ! Không có con đường khó, chỉ có con đường không được bắt đầu! Cố lên nhé! Các bạn 2K6! Phần mở Mở bài: Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định rằng: “Nguyễn Minh Châu “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất” của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bởi nếu trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu là nhà văn của người lính với “Dấu chân người lính”, hay những nhân vật “được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” thì sau mốc thời gian đó, ông đã dũng cảm thay đổi, phủ nhận chính mình để được thay đổi và không chịu “ăn mày” dĩ vãng, không chịu được với ánh hào quang cũ của mình. Tác phẩm tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật và phong cách của Nguyễn Minh Châu sau này là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – đứa con được coi là thành công nhất của ông sau khi “làm mới mình”. Truyện thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, và câu chuyện của người đàn bà hàng chài trong truyện cũng đã minh chứng cho điều đó, khi nhân vật thể hiện sự thấu hiểu lẽ đời thông qua lời giãi bày ở tòa án huyện. Đoạn văn về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Những sáng tác của ông đều xuất phát từ cảm hứng thế sự, đời tư mang đậm chất triết lý nhân sinh trong giai đoạn văn học mới, khác xa với cảm hứng sử thi lãng mạn quen thuộc trước năm 1975. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một sáng tác thuộc giai đoạn thứ hai của nhà văn. Nhân vật trung tâm cho câu chuyện của ông chính là người đàn bà hàng chài đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều suy nghĩ, trăn trở về những câu chuyện đời. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tập truyện ngắn (in năm 1987). Truyện in đậm phong cách tự sự triết lý của Nguyễn Minh Châu, tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn cùng những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về “nghệ thuật và cuộc đời”. Phần thân 1. Yêu cầu chính: Phân tích sự thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài Tố Hữu từng nói về “cái đích” của văn học: “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi đến của văn học”. Đích đến của văn chương muôn đời chính là cuộc sống và con người. Đặt quan niệm ấy, vào cuộc đời người đàn bà hàng chài, câu chuyện chị bộc lộ giúp ta hiểu vì sao “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối”. Và thứ “ánh trăng” không lừa dối ấy đã được Nguyễn Minh Châu thể hiện ở sự ngụp lặn vào cuộc đời người đàn bà hàng chài với câu chuyện ở tòa án huyện khi người đàn bà ấy giãi bày câu chuyện của cuộc đời mình. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng của người lao động và có cái nhìn rõ nét hơn, đa chiều hơn về cuộc đời. CHÚC CÁC BẠN HỌC VÀ ÔN THI THẬT TỐT!
CÔ TRẦN THÙY DƯƠNG CÔ TRẦN THÙY DƯƠNG TÀI LIỆU DÀNH TẶNG RIÊNG GỬI ĐẾN 2K6 ÔN THI BỨT PHÁ! Không có con đường khó, chỉ có con đường không được bắt đầu! Cố lên nhé! Các bạn 2K6! Luận điểm 1: Thấu hiểu bản chất của chồng. Cuộc đời người đàn bà hàng chài dù bị chồng đánh cũng không hề sợ sệt, ấy vậy mà khi bị gọi lên tòa để giải quyết ly hôn khỏi người chồng vũ phu thì lại sợ sệt đến lạ. Thế nhưng, khi bắt đầu vào câu chuyện của cuộc đời mình, chị lại đột nhiên “mất hết cái vẻ bề ngoài khúm núm, sợ sệt khi mới được gọi lên ở tòa án huyện với điệu bộ khác, ngôn ngữ khác”. Có lẽ, khi nỗi lòng hay điều sâu kín của con người được chia sẻ thì cũng là lúc con người ta mở lòng cho những nỗi đau của mình. Không giấu giếm, không che đậy, người đàn bà kể về cuộc đời mình. Chị trút hết ruột gan tâm sự với Phùng và Đẩu như những người thân cận, với những lời lẽ chân tình được chiêm nghiệm trong cả cuộc đời đầy lo toan, vất vả của chị. Người đàn bà đã kể câu chuyện cuộc đời mình, qua đó gián tiếp đưa ra các lý do vì sao chị nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Nếu coi câu chuyện ở tòa án là một phiên tòa xét xử, thì người đàn bà hàng chài chính là người luật sư bào chữa tội danh cho chồng một cách xuất sắc nhất với sự thấu hiểu người chồng. Trong mắt Phùng và Đẩu lúc này, chồng mụ được xem như một tội nhân độc ác, chỉ biết đánh vợ. Nhưng mụ đã bào chữa cho chồng, và khẳng định chồng mụ không phải là người xấu, không phải là tội nhân mà là ân nhân của cuộc đời mụ. Câu chuyện bắt đầu là “từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa” thì lại còn xấu hơn. Xấu đến mức dù nhà có khá giả cũng “không ai lấy”. Đời người đàn bà, hạnh phúc nhất là hoàn thành thiên chức của mình. Ấy thế mà, cuộc đời cũng không hề công bằng với những người chỉ mang ước mơ nhỏ nhoi. Có lẽ, nếu không có lão đàn ông vũ phu ấy, thì có lẽ suốt cả cuộc đời mình, mụ chỉ biết đến cái cô độc và lẻ loi. Thế nhưng, chồng mụ đã cho mụ được một mái ấm gia đình theo đúng nghĩa của nó, cho mụ được làm tròn cái thiên chức của mình, là được làm mẹ, làm vợ. Hơn nữa, trước đây chồng mụ không xấu, cũng không hề vũ phu mà đó là “anh con trai cục tính, nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. Như vậy, người đàn bà hàng chài đã xong lượt bào chữa thứ nhất khi khẳng định chồng là người chị mang ơn, và sự độc ác của chồng không phải là bản chất mà do cuộc đời “xô đẩy”. Nguyên nhân của sự “xô đẩy” dẫn đến bất hạnh này nằm ở lượt bào chữa tiếp theo. Luận điểm 2. Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình và nhận hết lỗi về mình. Viết về cuộc đời người đàn bà hàng chài trên chiếc ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã lia ngòi bút của mình đi sâu vào từng ngóc ngách, vắt kiệt bầu máu nóng trong trái tim để thể hiện nó. Người đàn bà hàng chài, có lẽ đã sống trọn một kiếp đời éo le, bất hạnh, bởi chị không chỉ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là nạn nhân của cái nghèo, cái đói. Nhưng chị không coi đó là lỗi của số phận, mà nhận hết lỗi về mình. “Giá tôi đẻ ít đi...” thì cũng không đến nỗi gia đình túng quẫn như thế này, “nhưng cái nỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền CHÚC CÁC BẠN HỌC VÀ ÔN THI THẬT TỐT!
CÔ TRẦN THÙY DƯƠNG CÔ TRẦN THÙY DƯƠNG TÀI LIỆU DÀNH TẶNG RIÊNG GỬI ĐẾN 2K6 ÔN THI BỨT PHÁ! Không có con đường khó, chỉ có con đường không được bắt đầu! Cố lên nhé! Các bạn 2K6! lại chật”. Cũng chính vì đẻ nhiều quá, mà không có tiền “sắm được một chiếc thuyền to hơn”; cũng chính vì đẻ nhiều mà gia đình túng quẫn, nhất là khi “ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”. Con người ta khi đứng trước hoàn cảnh bất lợi, đều cố gắng đổ lỗi. Vậy mà, người đàn bà hàng chài này nhận hết lỗi về mình. Có lẽ, chỉ có những người thấu hiểu người khác, bao dung mà nhân hậu, vị tha lắm mới có thể nhận hết lỗi về mình như người đàn bà hàng chài lúc này được. Vẻ đẹp đó của chị, làm ta nhớ đến cái giây phút lặng lẽ của bà cụ Tứ khi nhận hết lỗi về mình mà hờn tủi! “Chao ôi! Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc gia đình ăn nên làm nổi, nhưng mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...”. Người phụ nữ Việt Nam là thế! Bao giờ cũng thế, ngàn đời như thế! Bao giờ cũng nhận hết nỗi đau về mình, nhận hết những ngang trái, đắng cay của cuộc đời về mình để được hi sinh cho chồng cho con. Luận điểm 3. Thấu hiểu nỗi vất vả của chồng: áp lực vì cảnh đông con, nghèo khổ, áp lực về cuộc sống vất vả của người trên biển. "Mỗi con người đều chứa trong lòng những nét đẹp đẽ, kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ nhận thức, khám phá tất cả những cái đó". Vì thế Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”, nên với con mắt tinh tế của mình, ông đã nhìn thấy những vẻ đẹp khuất lấp đằng sau vẻ ngoài thô ráp, sần sùi kia của con trai là một viên ngọc sáng. Người đàn bà hàng chài đã thể hiện sự thấu hiểu của mình về nỗi vất vả của chồng. Áp lực thứ nhất, là chồng mụ đã rất vất vả vì cuộc sống mưu sinh, vì gánh nặng của một người trụ cột trong gia đình, áp lực của một người chồng, một người bố. Vậy nên, chồng mụ không phải ngẫu nhiên thích đánh thì lôi vợ ra đánh, mà “bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão lại xách tôi ra đánh”, nghĩa là chỉ khi nào thấy khổ chồng mụ mới đánh mụ. Nhưng xót xa làm sao, khi cái cuộc sống trớ trêu này nó toàn cái khổ chồng lên cái khổ, nên mụ mới bị đánh “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Chị thấu hiểu điều đó, chị hiểu người chồng kia cũng yêu thương vợ con, bởi nếu không thì lão cũng đã từ bỏ cái vùng biển này mà đi biệt xứ, hoặc như những câu chuyện tìm đến cái chết trong văn học trước đây. Thế nhưng, lão chồng chị vẫn gánh hết cái khổ về mình, mà chỉ chọn cách duy nhất là đánh vợ để giải tỏa chứ không chọn đường cùng. Nên nếu “đàn ông khác trên thuyền uống rượu...” thì lão lại không uống. Không biết nguyên do là thương vợ, con đói khổ hơn hay thế nào, nhưng chính mụ cũng ước “giá mà lão uống rượu thì tôi còn đỡ khổ...”. Vì thương chồng, để chồng được giải tỏa áp lực, mụ đã chấp nhận và cam chịu để được chồng đánh, thậm chí chị còn muốn được chồng đánh. Chỉ có điều, con cái đã lớn nên mụ “xin được với lão... đưa lên bờ đánh” để con cái khỏi phải CHÚC CÁC BẠN HỌC VÀ ÔN THI THẬT TỐT!

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.