PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2.ĐỀ SỐ 30 ÔN LUYỆN VÀO CHUYÊN SINH LỚP 10 KHTN.pdf

ĐỀ SỐ 30 ÔN LUYỆN VÀO CHUYÊN SINH LỚP 10 KHTN PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Cấu trúc mang và truyền đạt thông tin di truyền ở sinh vật nhân thực là A. protein. B. DNA. C. mRNA. D. rRNA. Câu 2: Sự hình thành các hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ trong quá trình phát sinh sự sống thuộc giai đoạn A. tiến hóa hóa học. B. tiến hóa tiền sinh học. C. tiến hóa sinh học. D. hình thành tế bào sơ khai. Câu 3: Theo Darwin, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định. Câu 4: Chuột có bộ lông màu vàng giúp chúng lẩn trốn kẻ thù ở vùng đất cát nhưng ở vùng đất xám đen thì màu lông này lại gây bất lợi cho chuột. Ví dụ này mô tả nội dung nào của đặc điểm thích nghi ở sinh vật? A. Đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lý tương đối. B. Đặc điểm thích nghi liên tục thay đổi tùy điều kiện môi trường. C. Đặc điểm thích nghi là giá trị thích nghi trung bình của các cá thể trong quần thể. D. Tùy vào môi trường sống sinh vật điều chỉnh đặc điểm thích nghi cho phù hợp. Câu 5: Bệnh máu khó đông ở người do gene đột biến lặn a nằm trên NST giới tính X quy định. Gene A quy định máu đông bình thường. Trường hợp nào sau đây cho đời con có tất cả con gái đều bình thường và tất cả con trai đều mắc bệnh máu khó đông? A. XAXa × XAY B. XaXa × XaY C. XAXA × XaY D. XaXa × XAY Câu 6: Loài Cải bắp Raphanus brassica có bộ NST 2n = 36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n = 18) × Brassica oleraceae (2n = 18) → Raphanus brassica (2n = 36). Hãy chọn kết luận đúng về quá trình hình thành loài mới này? A. Đây là quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí. B. Quá trình hình thành loài diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. C. Khi mới được hình thành, loài mới không sống cùng môi trường với loài cũ. D. Đây là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở các loài động vật. Câu 7: Thalassemia hay tan máu bẩm sinh là một bệnh di truyền gene lặn xảy ra do sự khiếm khuyết trong việc tổng hợp huyết sắc tố Hemoglobin. Thalassemia (Thal) là bệnh lý di truyền từ bố mẹ qua sang con thông qua gene với biểu hiện chính là tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa cho trẻ thông qua các xét nghiệm tiền hôn nhân của bố mẹ, sinh thiết phôi khi làm thụ tinh trong ống nghiệm hoặc các sàng lọc sau sinh ở trẻ. (Trích từ: https://tamanhhospital.vn/benh–thalassemia/)

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Ở loài ốc sên (Cepaea nemoralis), allele B quy định vỏ không có dải trội hoàn toàn so với allele b quy định vỏ có dải, allele Y quy định vỏ màu nâu trội hoàn toàn so với allele y quy định vỏ màu vàng. Các gene này đều nằm trên NST thường. Một con ốc sên vỏ có dải, màu vàng được lai với một con ốc sên đồng hợp tử không có dải, màu nâu thu được F1. Sau đó, cho con F1 lai với ốc sên vỏ có dải, màu vàng thu được đời Fa. Theo lí thuyết, mỗi phát biểu sau đây về phép lai này là Đúng hay Sai? a) Nếu kết quả Fa xuất hiện hai kiểu hình, chứng tỏ các gene B và Y cùng nằm trên một NST và liên kết hoàn toàn. b) Nếu kết quả xuất hiện bốn kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình giống F1 chiếm tỉ lệ lớn hơn, chứng tỏ các gen B và Y đã xảy ra hoán vị gen. c) Nếu kết quả Fa xuất hiện bốn kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau, chứng tỏ các gen B và Y phải nằm trên các NST khác nhau. d) Nếu kết quả Fa xuất hiện bốn kiểu hình với tỉ lệ 41% : 41% : 9% : 9%, chứng tỏ khoảng cách giữa các gene B và Y trên một NST là 18%. Câu 2: Một phân tử DNA có thành phần các nucleotide như sau: A = 25%; T = 33%; G = 24%; C = 18%. Nhận định nào về phân tử DNA này là đúng? Nhận định nào sai? a) Phân tử DNA này chỉ được tìm thấy ở virus. b) DNA này là plasmid. c) DNA này có cấu trúc mạch đơn. d) DNA này không thể tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1: Loài lúa mì (Triticum monococcum) (2n = 14) đem lai xa với lúa mì hoang dại (riticum speltoides) (2n=14) thu được con lai nhưng bất thụ. Sau đó xuất hiện đa bội hoá bộ NST của giống lai tạo thành lúa mì (Triticum turgidum). Loài lúa mì Triticum turgidum này lai với cỏ dại (Triticum tauschii), 2n= 14), con lai bất thụ. Đa bội hoá con lại tao thành lúa mì hiện nay (Triticum gestivum). Bộ NST của loài lúa mì Triticum aestivum có bao nhiêu NST? Câu 2: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam bình thường lấy một người nữ bình thường mang gen bệnh, khả năng họ sinh ra được con gái đầu lòng khỏe mạnh là bao nhiêu phần trăm? Câu 3: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 2 cặp gene phân li độc lập, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Quần thể (P) gồm toàn cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 2 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Ở F1 có tối đa 9 loại kiểu gene. (2) Trong các cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây đồng hợp 2 cặp gene chiếm 1/3.
(3) Các cây F1 giảm phân chỉ cho tối đa 3 loại giao tử. (4) Ở F1, cây thân thấp, hoa đỏ chỉ có 1 loại kiểu gene. Câu 4: Những ví dụ nào sau đây chứng minh sự xác định giới tính ở sinh vật còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố của môi trường bên ngoài? (1) Dùng methyl testosterone tác động vào cá vàng cái gây biến đổi kiểu hình thành giới đực. (2) Cho cá tầm con ăn thức ăn trộn với hormone estradiol để thay đổi giới tính cá tầm thành cá cái. (3) Sử dụng ánh sáng xanh để sàng lọc trứng gà mang giống đực và giống cái. (4) Ở rùa tai đỏ (Trachemys scripta), nếu trứng được ấp trong điều kiện từ 26 đến 28°C sẽ nở thành con đực, từ 31 đến 32°C sẽ nở thành con cái. Số đáp án đúng là bao nhiêu? PHẦN IV. TỰ LUẬN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 và hàm lượng DNA trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4,2pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng DNA có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là: Thể đột biến A B C D Số lượng NST 14 14 15 28 Hàm lượng DNA 4,15pg 4,25pg 4,5pg 8,4pg Các thể đột biến nói trên có thể là dạng đột biến nào? Giải thích. Câu 2: Xét phép lai P: AB ab DdXHXh × AB ab DdXHY. Biết mỗi gene quy định một tính trạng và tính trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, cấu trúc nhiễm sắc thể không đổi trong giảm phân (các gen liên kết hoàn toàn). Hãy xác định ở đời con F1 a) Tỉ lệ kiểu hình mang bốn tính trạng lặn? b) Tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội và một tính trạng lặn? Câu 3: Claytonia virginica là một loại thảo mộc mùa xuân trong rừng với hoa có nhiều màu từ trắng, hồng nhạt đến hồng đậm. Sên thích ăn cây có hoa màu hồng hơn cây có hoa màu trắng và cây có hoa màu hồng có nhiều khả năng suy giảm nhanh. Ong thụ phấn cho loài này cũng thích hoa màu hồng hơn hoa trắng, do đó, C. virginica có hoa màu hồng có khả năng đậu trái tương đối nhiều hơn C. virginica có hoa màu trắng. a) Nhận xét tỉ lệ màu hoa trong quần thể C. virginica. b) Nếu nhà nghiên cứu loại bỏ tất cả sên khỏi quần thể nghiên cứu thì sự phân bố màu sắc hoa trong quần thể theo thời gian sẽ thay đổi như thế nào? –––Hết–––

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.