Nội dung text 6.8. Ôn tập.docx
TUẦN ….: Ngày soạn: …….. / … / 202… Ngày dạy: …….. / … / 202… Tiết…. : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực: 1.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. 1.2. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: + Nắm bắt nội dung các văn bản đã học. - Năng lực văn học: + Nhận biết được đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt đường luật. + Nhận biết được chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. + Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ. + Nhận biết được cách dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố ấy trong bài văn kể lại một hoạt động xã hội . + Tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác. 2. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu quê hương, đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. - Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với công việc chung. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính. - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ a. Mục tiêu: - HS tự hệ thống lại kiến thức của chủ đề 6. - Chủ động ôn tập, tự học. b. Nội dung: HS đọc lại các văn bản, kiến thức trong chủ đề và hoàn thành phiếu học tập, câu hỏi trong SGK/ 43. c. Sản phẩm: Phiếu học tập, câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu học tập cho HS
1. Phần Đọc - Hoàn thành PHT sau: Phiếu học tập số 1: Thơ tứ tuyệt Thơ thất ngôn bát cú Bố cục Chức năng Bố cục Chức năng Câu 1 (Khai) Câu 2 (Thừa) Câu 3 (Chuyển) Câu 4 (Hợp) Phiếu học tập số 2 Văn bản Từ ngữ, hình ảnh Mạch cảm xúc Cảm hứng chủ đạo Nam quốc sơn hà Qua Đèo Ngang Chạy giặc - Trả lời câu hỏi 3 trong SGK 2. Phần Tiếng Việt: Trả lời câu hỏi 4, 5 SGK 3. Phần Viết, Nói và nghe: Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu trong SGK - Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoàn thành các câu hỏi, PHT ở nhà theo yêu cầu. - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài và báo cáo GV. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Mức độ hoàn thành phiếu học tập của HS: + Đạt: từ 80% nội dung bài học trở lên. + Chưa đạt: dưới 80% nội dung bài học. GV yêu cầu HS bổ sung TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu - Tạo hứng thú cho học sinh đầu tiết học. - Hệ thống một số kiến thức cơ bản trong chủ đề. b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng trò chơi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ: - GV tổ chức trả lời câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng trò chơi theo hình thức cá nhân. - GV hướng dẫn cách chơi cho hs, trình chiếu câu hỏi trên màn hình. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời, mỗi câu suy nghĩ trong 15s. B 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Hs trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, gợi mở B 3: Báo cáo - Gv tổ chức hoạt động: gọi hs trả lời các câu hỏi. - HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận xét - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Câu 1: Bài thơ thất ngôn bát cú có: A. Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có 8 chữ B. Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có bảy chữ C. Mỗi bài có 7 câu, mỗi câu có 8 chữ
D. Mỗi bài có 7 câu, mỗi câu có 7 chữ Câu 2: Thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường có: A. bố cục, luật, niêm B. bố cục, vần, luật, niêm C. bố cục, niêm, đối, vần D. bố cục, luật, niêm, vần, đối Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ sau: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) A. Câu hỏi tu từ B. Đảo ngữ C. Nhân hóa D. So sánh Câu 4: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội sử dụng ngôi thứ mấy để kể? A. Ngôi thứ nhất hoặc thứ 3 B. Ngôi thứ 3 C. Ngôi thứ 2 D. Ngôi thứ nhất Câu 5: Phần mở của bài văn kể lại một hoạt động xã hội cần đáp ứng yêu cầu gì? A. Giới thiệu một hoạt động xã hội đã tham gia B. Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc C. Giới thiệu một hoạt động xã hội được chứng kiến D. Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra hoạt động xã hội Câu 6: Tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác gồm mấy phần? A. 5 phần B. 4 phần C. 3 phần D. 2 phần * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ câu hỏi. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi cá nhân. * Đánh giá kết luận: GV nhận xét, đánh giá tinh thần học tập của cả lớp. HOẠT ĐỘNG 2: ÔN TẬP 1. Ôn tập phần Đọc a. Mục tiêu a. Mục tiêu - Nhận biết được đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường qua các văn bản đã học. - Ôn tập được đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường. b. Nội dung - Hs làm bài tập 1,2,3 theo bảng so sánh và câu hỏi trong SGK. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập của học sinh. d. Tổ chức thực hiện B1. Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: - Yêu cầu hs đọc bài tập 1, 2 làm việc nhóm và hoàn thiện bảng so sánh theo mẫu Gợi ý Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 2 Nhiệm vụ 2: - Yêu cầu hs đọc bài tập 3, SGK/16, làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập Định hướng trả lời Bố cục 2 phần: - Câu 1 – 2 tả khung cảnh thiên nhiên thơ mộng - Câu 3 – 4 khắc họa hình ảnh con người ưu tú vì dân vì nước - Niêm: chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng” - Luật: Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường - Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1,2 và 4 (xa-hoa-nhà) - Nhịp: cách ngắt nhịp 3/4 ở câu đầu “Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa” và nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 ở các câu sau. Sự chuyển nhịp này góp phần tạo nét sinh động, duyên dáng cho bài thơ - Đối: Thơ tứ tuyệt không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú B 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ.