Nội dung text (MỚI) 5.1HS. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN - BỘ PHÂN DẠNG BÀI TẬP THEO CHƯƠNG.docx
1 BỘ PHÂN DẠNG BÀI TẬP THEO CHƯƠNG MÔN HÓA HỌC LỚP 12 CHƯƠNG 5 PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN DÙNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY Theo chương trình GDPT mới MỤC LỤC
3 CHƯƠNG PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN 5 Chương 5: PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN Dạng 1 Lý thuyết về thế điện cực chuẩn của kim loại Dạng 1: Lý thuyết về thế điện cực chuẩn của kim loại TỔNG HỢP LÝ THUYẾT CẦN NHỚ 1. Cặp oxi hóa – khử Dạng oxi hoá (M n+ ) và dạng khử (M) của cùng một kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử, giữa chúng có mối quan hệ: M n+ + ne ⇌ M dạng oxi hoá dạng khử Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử của kim loại đó. Cặp oxi hoá - khử được kí hiệu chung là oxh/kh. Ví dụ: Cặp oxi hoá - khử Na + /Na, Cu 2+ /Cu. Một kim loại có thể có nhiều cặp oxi hoá - khử và dạng khử không nhất thiết phải là đơn chất kim loại. Chẳng hạn, sắt có các cặp oxi hoá - khử là Fe 2+ /Fe, Fe 3+ /Fe và Fe 3+ /Fe 2+ . 2. Thế điện cực chuẩn - Mỗi điện cực ở điều kiện chuẩn có một đại lượng đặc trưng về điện thế, gọi là thế điện cực chuẩn. Thế điện cực chuẩn gắn liền với cặp oxi hoá - khử tương ứng nên thường được kí hiệu là E oxi hoá/khử và thường có đơn vị là volt (vôn). - Quy ước: 2H + + 2e ⇌ H 2 = 0 V - Giá trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử của dạng khử, khả năng oxi hoá của dạng oxi hoá trong điều kiện chuẩn: + Giá trị thế điện cực chuẩn càng nhỏ thì dạng khử có tính khử càng mạnh, dạng oxi hoá có