PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 10. Đề KT chương 3 (Đề số 3).docx

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 3 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Khi tham gia các phản ứng hóa học nguyên tử oxygen có xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt cấu hình electron bền của nguyên tử khí hiếm neon. Xu hướng nhận electron khi tham gia phản ứng hóa học của oxygen tuân theo quy tắc A. Hund. B. Octet. C. ZaitSev. D. Markovnikov. Câu 2. Hợp chất nào sau đây không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử? A. H 2 O. B. HF. C. C 2 H 5 OH. D. H 2 S. Câu 3. Tương tác van der Waals tồn tại giữa những A. ion. B. hạt proton. C. hạt neutron. D. phân tử. Câu 4. Quá trình tạo thành cation Al 3+ nào sau đây là đúng? A. Al → Al 3+ + 2e. B. Al → Al 3+ + 3e. C. Al + 3e → Al 3+ . D. Al + 2e → Al 3+ . Câu 5. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết A. cộng hóa trị có cực. B. hydrogen. C. cộng hóa trị không cực. D. ion. Câu 6. Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ hydrogen trong các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen của nó. Trong sodium hydride, nguyên tử sodium có cấu hình electron bền của khí hiếm A. helium (Z = 2). B. argon (Z = 18). C. krypton (Z = 36). D. neon (Z = 10). Câu 7. Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết A. ion. B. cộng hóa trị. C. kim loại. D. hydrogen. Câu 8. Quá trình hình thành phân tử X 2 có sự xen phủ orbital như sau: Phân tử X 2 không thể là chất nào sau đây? A. Cl 2 . B. Br 2 . C. H 2 . D. F 2 . Câu 9. Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet? Biết Z H = 1, Z Be = 4, Z Al = 13, Z Si = 14, Z P = 15. A. BeH 2 . B. AlCl 3 . C. PCl 5 . D. SiH 4 . Câu 10. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của hợp chất ion? A. Có tính bền, nhiệt độ nóng chảy cao. B. Có tính dẫn điện và tan nhiều trong nước. C. Có tính dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp. D. Chứa các liên kết ion. Câu 11. Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử là A. HCl, Cl 2 , NaCl. B. Cl 2 , HCl, NaCl. C. NaCl, Cl 2 , HCl. D. Cl 2 , NaCl, HCl. Câu 12. Số cặp electron dùng chung trong các phân tử H 2 , O 2 , N 2 , F 2 lần lượt là A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 1. C. 2, 2, 2, 2. D. 1, 2, 2, 1. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết. B. Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết δ. Mã đề thi: 303
C. Liên kết δ bền vững hơn liên kết π. D. Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên. Câu 14. Số liên kết σ và π có trong phân tử C 2 H 2 lần lượt là A. 2 và 3. B. 3 và 1. C. 2 và 2. D. 3 và 2. Câu 15. Cho biết năng lượng liên kết H-I và H-Br lần lượt là 297 kJ.mol -1 và 364 kJ.mol -1 . Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi đun nóng, HI bị phân huỷ (thành H 2 và I 2 ) ở nhiệt độ thấp hơn so với HBr (thành H 2 và Br 2 ). B. Liên kết H-Br là bền vững hơn so với liên kết H-I. C. Khi đun nóng, HI bị phân huỷ (thành H 2 và I 2 ) ở nhiệt độ cao hơn so với HBr (thành H 2 và Br 2 ) D. Liên kết H – I ngắn hơn liên kết H – Br. Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong liên kết cộng hoá trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn. B. Liên kết cộng hoá trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến 1,7. C. Liên kết cộng hoá trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hoá học. D. Hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu. Câu 17. Công thức nào sau đây ứng với công thức Lewis của phân tử PCl 3 ? A. Công thức (1). B. Công thức (2). C. Công thức (3). D. Công thức (4). Câu 18. Cho các phát biểu về các loại liên kết? (a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hoá trị. (b) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hoá trị. (c) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen. (d) Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho cấu hình electron hóa trị của ba nguyên tố sau lần lượt là: X (3s 1 ), Y (3s 2 3p 1 ), Z (3s 2 3p 5 ). a. Liên kết giữa Z và Y là liên kết cộng hoá trị có cực. b. Liên kết giữa Z và X là liên kết cộng hoá trị. c. Phân tử Z 2 được hình thành thừ sự xen phủ orbital p - p. d. Phân tử XZ tan trong nước tốt hơn phân tử Z 2 . Câu 2. Sodium sulfide (Na 2 S) là một hợp chất hóa học được sử dụng trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy, xử lí nước, công nghiệp dệt may và các quá trình sản xuất hóa chất khác nhau như sản xuất cao su, thuốc nhuộm sulfur và thu hồi dầu,… Điều thú vị là sodium sulfide đã được chứng minh là có vai trò trong bảo vệ tim mạch, chống lại chứng thiếu máu cục bộ ở tim và giúp bảo vệ phổi, chống lại tổn thương phổi do máy thở. Biết số hiệu nguyên tử của Na, S lần lượt là 11 và 16. a. Mỗi nguyên tử Na đã nhường 2 electron và nguyên tử S nhận 1 electron từ nguyên tử Na để hình thành hợp chất ion Na 2 S. b. Ion Na + và ion S 2– đều có cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm Ne (Z = 10). c. Bán kính ion Na + lớn hơn bán kính ion S 2– .  d. Tổng số hạt mang điện trong phân tử Na 2 S là 76 hạt. Câu 3. Biểu đồ dưới đây cho biết mối quan hệ giữa năng lượng của hệ các ion trái dấu so với khoảng cách giữa chúng:
Hình 3.16. Biểu đồ mối quan hệ giữa năng lượng và khoảng cách của hệ các ion trái dấu a. Biểu đồ cho thấy khoảng cách giữa các ion càng gần thì năng lượng càng giảm. b. Năng lượng tối thiểu đại diện cho độ bền liên kết và khoảng cách r 0 tại mức năng lượng tối thiểu gọi là độ dài liên kết. c. Hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra liên kết bền hơn và các hợp chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết bền. d. Liên kết trong phân tử NaCl bền hơn so với phân tử NaF. Câu 4. Khối lượng mol (g/mol) của nước, ammonia (NH 3 ) và methane (CH 4 ) lần lượt bằng 18, 17 và 16. Nước sôi ở 100 o C, còn ammonia sôi ở –33,35 o C và methane sôi ở –161,58 o C. a. Các phân tử H 2 O, NH 3 và CH 4 đều chứa liên kết cộng hóa trị phân cực. b. Các phân tử H 2 O và NH 3 tạo được liên kết hydrogen. c. Phân tử CH 4 có nhiệt độ sôi thấp nhất là do phân tử khối nhỏ nhất. d. Phân tử NH 3 tạo được liên kết hydrogen nhiều hơn phân tử H 2 O và CH 4 . PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho nguyên tử của các nguyên tố sau: Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9), P (Z = 15), Mg (Z = 12), Ca (Z = 20). Có bao nhiêu nguyên tử có xu hướng nhường electron tạo thành cation? Câu 2. Trong công thức CS 2 , tổng số cặp electron tự do chưa tham gia liên kết là bao nhiêu? Câu 3. Cho các chất sau: Cl 2 O 7 , N 2 , K 2 O, NaF, CH 3 F và MgO. Có bao nhiêu trong dãy chứa liên kết ion trong phân tử? Câu 4. Cho các chất sau: CO, O 3 , CO 2 , SO 2 , NaNO 3 , H 2 O 2 . Có bao nhiêu chất chứa liên kết cho – nhận? Câu 5. Nhiệt độ sôi của từng chất methane (CH 4 ), ethane (C 2 H 6 ), propane (C 3 H 8 ) và butane (C 4 H 10 ) là một trong bốn nhiệt độ sau: 0 o C; -164 o C; -42 o C và -88 o C. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của ethane là bao nhiêu độ C? Câu 6. Hạ kali máu được định nghĩa là tình trạng ion potassium (K + ) trong máu dưới 3,5 mmol/L, đây là một rối loạn điện giải thường gặp trên lâm sàng. Potassium chloride (KCl) được sử dụng trong y học để truyền tĩnh mạch chậm cho các bệnh nhân bị hạ kali máu với tốc độ 1 g KCl trong 1 giờ, tương đương với bao nhiêu mmol ion potassium trong một giờ? Biết nguyên tử khối của K = 39; Cl = 35,5. (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 3 - LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 10 C 2 D 11 B 3 D 12 B 4 B 13 A 5 A 14 D 6 D 15 C 7 B 16 B 8 C 17 B 9 D 18 B Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 3 a Đ b S b Đ c Đ c Đ d Đ d S 2 a S 4 a S b S b S c S c Đ d Đ d S Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 3 4 4 2 4 5 -88 3 3 6 13,4

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.