PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo-kì 2 .H.pdf

Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../.... BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA Môn: Ngữ văn 11 – Lớp: Số tiết: 12 tiết MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6: - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời kể chuyện, lời nhân vật.... - Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. - Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học: trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ. - Biết trình bày về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. - Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. - Yêu thương, trân trọng, có trách nhiệm với môi trường xung quanh. - Có ý thức chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và lan tỏa ý thức, hành vi tích cực này đến những người xung quanh.
Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../.... TIẾT: VĂN BẢN 1: CHIỀU SƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời kể chuyện, lời nhân vật.... - Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc. 2. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời kể chuyện, lời nhân vật.... - Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân
đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc. 3. Phẩm chất - Yêu thương, trân trọng, có trách nhiệm với môi trường xung quanh. - Có ý thức chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và lan tỏa ý thức, hành vi tích cực này đến những người xung quanh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Ngữ văn 11. - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Chiều sương. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân nhan đề văn bản Chiều sương. c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói lên điều gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - Gợi mở: + Thời điểm diễn ra câu chuyện: buổi chiều. + Không gian: được bao phủ bởi sương mờ, có chút êm ả nhưng cô đơn, lạnh lẽo. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Lỗ Tấn từng nói: “Một thiên truyện ngắn có thể trở thành một “tòa lâu đài” chứa đựng cả tinh thần thời đại nếu như thực sự nằm dưới ngòi bút có tài. Nhà văn chỉ cần “Vẽ một con báo qua mảng lông mà vẫn biết là con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần”. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản Chiều sương để có thêm những hiểu biết về cái hay của thể loại này nhé! B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các khái niệm về đề tài, chi tiết. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Sống với biển rừng bao la. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Sống với biển rừng bao la. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Giới thiệu bài học - Chủ đề Sống với biển rừng bao la bao

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.