Nội dung text KHA-2019-196184.pdf
2 Tuy nhiên trong luận văn này, theo phạm vi nghiên cứu được xác định từ đầu, nông nghiệp được hiều theo nghĩa hẹp chỉ gồm trồng trọt và chăn nuôi. * Đặc điểm của ngành nông nghiệp: - Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này cho thấy hoạt đông nông nghiệp đòi hỏi sự tác động hợp lý của con người đối với các yếu tố tự nhiên như đất đai, nguồn nước, phân bón, năng lượng tự nhiên nhằm giảm thiểu tác hại môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và đạt được hiệu quả kinh tế cao. - Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như là một đầu vào không thể thiếu, nhưng đất đai lại bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng theo ý muốn chủ quan, tuy nhiên con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm tăng thêm được nhiều nông sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. - Đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi, phát triển theo qui luật sinh học nhất định trong cả quá trình từ sinh trưởng, phát triển đến diệt vong. - Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao: đây là yếu tố có tính quy luật đòi hỏi sự tác động của con người lên nông nghiệp phải bảo đảm phù hơp với uy luật đó mới có thể khai thác các nguồn lực hiệu quả. 1.1.1.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp Cơ cấu nông nghiệp có thể được xem xét theo các tiêu chí khác nhau như theo ngành, theo vùng lãnh thổ, theo thành phần kinh tế, theo lao động,... nhưng được quan tâm nhiều nhất vẫn là cơ cấu ngành. Vậy cơ cấu ngành nông nghiệp là gì? Cơ cấu ngành nông nghiệp là tổng thể các tiểu ngành, các bộ phận hợp thành ngành nông nghiệp và mối tương quan giữa các tiểu ngành, giữa các bộ phận đó, thể
3 hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các tiểu ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng của mỗi tiểu ngành trong tổng thể ngành nông nghiệp; mặt chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng tiểu ngành và tính chất tác động qua lại giữa các tiểu ngành với nhau. Nói chung mối quan hệ của các tiểu ngành nông nghiệp cả về số lượng và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Theo Giáo trình Kinh tế nông nghiệp của trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2006) thì “Cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện vị thế của từng chuyên ngành, tiểu ngành trong mối quan hệ với toàn ngành nông nghiệp (qua các tỉ lệ khác nhau tham gia vào ngành nông nghiệp) trong một thời gian nhất định‟‟. Tổng hợp những khái niệm nêu trên, có thể hiểu một cách đầy đủ như sau: Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị giữa các tiểu ngành nông nghiệp và giữa các bộ phận hợp thành trong ngành nông nghiệp, được hình thành trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định. Cơ cấu ngành nông nghiệp xét theo nghĩa rộng bao gồm các tiểu ngành: trồng trọt; chăn nuôi; lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Còn xét theo nghĩa hẹp (nông nghiệp thuần) thì chỉ gồm trồng trọt và chăn nuôi. Theo phạm vi nghiên cứu đã xác định từ đầu, luận văn này chỉ giới hạn cơ cấu ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp với hai phân ngành là trồng trọt và chăn nuôi. 1.1.2. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp