PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề số 2-HS.docx

Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO Đề số 2 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia châu Á nào sau đây lựa chọn con đường đi theo chủ nghĩa xã hội? A. Thái Lan. B. Ấn Độ. C. Nhật Bản. D. Triều Tiên. Câu 2. Từ sau năm 1975 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, những quốc gia nào sau đây mặc dù bị cấm vận và bao vây kinh tế nhưng vẫn kiên định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội? A. Việt Nam, Cu-ba. B. Cu-ba, Ba Lan. C. Việt Nam, Tiệp Khắc. D. Ru-ma-ri, Cu-ba. Câu 3. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây từng là thuộc địa của thực dân Anh? A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Ma-lai-xi-a. D. Việt Nam. Câu 4. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, các quốc gia sáng lập ASEAN thực hiện chính sách nào sau đây? A. Công nghiệp hoá. B. Xây dựng nền kinh tế bao cấp. C. Độc canh cây lúa. D. Phụ thuộc vào phương Tây. Câu 5. Phong trào Tây Sơn (thế kỉ XVIII) ở Việt Nam đánh bại đội quân xâm lược nào sau đây? A. Hán và Nguyên. B. Xiêm và Thanh. C. Tống và Minh. D. Hán và Tống. Câu 6. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418– 1427) do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách đô hộ của thế lực ngoại xâm nào sau đây? A. Nguyên. B. Tống. C. Minh. D. Thanh. Câu 7. Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, cuộc kháng chiến nào sau đây không thành công? A. Cuộc kháng chiến chống Tống (thế kỉ XI). B. Cuộc kháng chiến chống Mông Cổ (thế kỉ XIII). C. Cuộc kháng chiến chống Minh (thế kỉ XV). D. Cuộc kháng chiến chống Thanh (thế kỉ XVIII). Câu 8. Năm 1945, tổ chức quốc tế nào sau đây được thành lập nhằm mục đích giữ gìn hoà bình thế giới?
A. Liên hợp quốc (UN). B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). C. Liên minh châu Âu (EU). D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Câu 9. Năm 1965, quân dân Việt Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của thế lực nào sau đây? A. Đế quốc Anh. B. Đế quốc Pháp. C. Đế quốc Mỹ. D. Chế độ Ngô Đình Diệm. Câu 10. Trong công cuộc Đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế A. thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. B. thị trường không có sự quản lí của Nhà nước. C. kế hoạch hoá, duy trì việc bao cấp. D. thị trường chỉ có hai thành phần kinh tế. Câu 11. Văn bản ngoại giao nào sau đây được kí kết để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (1973)? A. Tạm ước Việt – Pháp. B. Hiệp định Sơ bộ. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ. D. Hiệp định Pa-ri. Câu 12. Năm 1944, để chuẩn bị lực lượng vũ trang cách mạng, Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập tổ chức nào sau đây? A. Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Việt Nam Độc lập Đồng minh. C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. D. Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thành viên. B. Bảo vệ lợi ích của các nước lớn bằng mọi biện pháp. C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Câu 14. Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước phát triển quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 2015?
A. Ba nước Đông Dương gia nhập ASEAN. B. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á được kí kết. C. Bản hiến chương của ASEAN được thông qua. D. Cộng đồng ASEAN được thành lập. Câu 15. Nhận xét nào sau đây là đúng về nghệ thuật chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Tuyên bố độc lập trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam. B. Phát động tổng khởi nghĩa ngay khi quân Nhật đảo chính Pháp. C. Tiến hành tổng khởi nghĩa khi phe phát xít thất bại ở châu Âu. D. Tổ chức tổng tiến công ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh. Câu 16. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972) của quân dân Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây? A. Buộc Mỹ phải kí kết Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước. B. Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược. C. Làm thất bại chiến lược chiến tranh đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam. D. Mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm” trong kháng chiến chống Mỹ. Câu 17. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không có thành tựu nào sau đây? A. Ổn định chính trị – xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. B. Hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. C. Giải phóng sức sản xuất, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. D. Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Câu 18. Trong giai đoạn 1945 – 1950 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đạt được thành tựu đối ngoại nào sau đây? A. Gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và tổ chức ASEAN. B. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân quốc. C. Thiết lập được quan hệ ngoại giao với một số nước xã hội chủ nghĩa. D. Buộc Pháp phải công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập và dân chủ. Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước (1920)? A. Giải quyết được cuộc khủng hoảng đường lối trong phong trào giải phóng dân tộc. B. Bước đầu giải quyết được cuộc khủng hoảng trong phong trào giải phóng dân tộc.
C. Mở đầu quá trình chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời đảng vô sản. D. Trực tiếp kết nối phong trào giải phóng ở Việt Nam với cách mạng vô sản thế giới. Câu 20. Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1945 – 1946 có ý nghĩa nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Làm thất bại âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. B. Buộc thực dân Pháp phải công nhận Việt Nam độc lập, dân chủ. C. Kéo dài thời gian hoà bình để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. D. Tăng cường được nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 21. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam? A. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, kết hợp sức mạnh của lực lượng chính trị. B. Thành lập và phát huy sức mạnh mặt trận ngoại giao ngay từ đầu cuộc kháng chiến. C. Luôn tiến công đối phương để giành quyền chủ động trong suốt cuộc kháng chiến. D. Xây dựng liên minh quân sự với các nước xã hội chủ nghĩa để chống kẻ thù chung. Câu 22. Thực tiễn công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây? A. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ trong đó đổi mới kinh tế làm trọng tâm. B. Đổi mới chính trị luôn đi trước mở đường cho quá trình đổi mới kinh tế. C. Phải triệt để áp dụng đầy đủ mô hình cải cách, mở cửa của nước ngoài. D. Phải xây dựng sức mạnh tổng hợp, yếu tố ngoại lực đóng vai trò quyết định. Câu 23. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (năm 1954) và Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (năm 1973)? A. Các nước cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. B. Là dấu mốc đánh dấu thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. C. Quy định thời gian rút quân đội nước ngoài trong vòng 2 tháng. D. Thoả thuận vấn đề tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Câu 24. Chủ tịch Hồ Chí Minh có đóng góp nào sau đây đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam? A. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. B. Hoạch định đường lối của Đảng với tư cách là Tổng Bí thư. C. Trực tiếp chỉ đạo các cuộc tổng tiến công và nổi dậy.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.