PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên đề 8. THƠ MỚI.pdf

Trang 1 CHUYÊN ĐỀ 8: THƠ MỚI Mục tiêu  Kiến thức + Giới thiệu tác giả, xuất xứ, nhan đề, thể thơ của các bài: Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương. + Chỉ ra và phân tích được cảm xúc lãng mạn trong Thơ mới: niềm khao khát tự do, chán ghét thực tại (văn bản Nhớ rừng); niềm cảm thương trước lớp người tàn tạ và nỗi niềm hoài cổ (văn bản Ông đồ); Phân tích được đặc sắc nghệ thuật của Thơ mới (bút pháp, giọng điệu, thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh...). + Xác định được hình thức và chức năng của câu nghi vấn. + Khái quát mô hình bài văn thuyết minh theo trình tự cấu tạo sự vật, trình tự nhận thức, diễn biến sự việc.  Kĩ năng + Phát hiện cái tôi trữ tình, cái tôi mang cảm xúc nhà thơ. + Nhận biết các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của Thơ mới. + Sử dụng câu nghi vấn trong nói và viết đạt hiệu quả giao tiếp. + Tạo ra văn bản thuyết minh, đảm bảo trình tự. A. VĂN BẢN VĂN HỌC I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM NHỚ RỪNG Thế Lữ I. Tác giả - Thế Lữ (1907 – 1989), quê ở Bắc Ninh. - Nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới buổi đầu. II. Tác phẩm - Sáng tác tiêu biểu mở đầu phong trào Thơ mới, 1934. - Chu Văn Sơn: Tâm trạng của chúa sơn lâm là một bi kịch. Không chỉ là bi kịch của một con hổ. Không chỉ là bi kịch của riêng Thơ mới. Mà là bi kịch của thời đại ấy: bi kịch sống mòn. (Tinh hoa Thơ mới – thẩm bình và suy ngẫm). III. Nội dung  Tâm trạng con hổ trong vườn bách thú - Hình ảnh con hổ nằm dài trong cũi sắt, “gậm khối căm hơn”. Nỗi căm hờn như tích tụ lại, không thể hoá giải trở thành một “khối căm hơn” trong lòng con hổ. - Con hổ bị giam cầm, bị “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi” cho những kẻ tầm thường, ngẩn ngơ nhưng ngạo mạn.
Trang 2 - Con hổ chán ghét cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối: hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng...  Nỗi nhớ rừng của con hổ - Nhớ cảnh sơn lâm – núi rừng nơi hùng vĩ đã từng ngự trị  Nhớ bóng cả, cây già.  Nhớ tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi.  Nhớ khung cảnh thiên nhiên hoang sơ với lá gai, cỏ sắc, thảo hoa. - Nhớ tới thời oanh liệt khi nó là chúa tể muôn loài  Bước chân lên dõng dạc, đường hoàng  Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng.  Mắt thần khi đã quắc khiến cho “mọi vật đều im hơi”. - Nhớ cảnh sơn lâm – núi rừng hùng vĩ đã từng ngự trị  Những đêm trăng vàng bên bờ suối, hổ say mồi, “đứng uống ánh trăng tan”.  Những ngày mưa rừng, hổ lặng ngắm giang sơn của mình đang đổi mới.  Những bình minh cây xanh, nắng chan hoà khắp nơi tưng bừng, hổ thức giấc bởi tiếng chim ca.  Những buổi hoàng hôn, hổ đợi chết mảnh mặt trời gay gắt. ⟹ Hình ảnh con hổ: mạnh mẽ, ngang tàng, trong tư thế là chủ núi rừng. Bức tranh tứ bình vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ. Nỗi tiếc nuối thời oanh liệt được nhấn mạnh.  Niềm khao khát được trở lại rừng của con hổ - Câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ 5 là câu cảm thán, bộc lộ sự tiếc nuối cuộc sống tự do, đặc biệt là sự bất lực của con hổ. - Con hổ có thể bị giam hãm, tù đày trong cũi sắt nhưng hồn nó vẫn mãi ở lại với núi rừng và khao khát tự do để trở về với “cảnh rừng ghê gớm”.  Tâm trạng của người dân yêu nước - Những trạng thái, cung bậc cảm xúc của con hổ trong bài thơ thể hiện tâm trạng của Thế Lữ khi nhìn đất nước mình có sự thay đổi, nhưng thay đổi đó chỉ là giả dối. - Thể hiện tâm trạng, nỗi đau khổ, sự uất hận của những người dân yêu nước đang sống trong cảnh nô lệ, lầm than. - Niềm khao khát được tự do đến cháy bỏng. - Lòng yêu nước thầm kín của những người dân nô lệ và khẳng định tình yêu đó sẽ mãi còn.

Trang 4 QUÊ HƯƠNG Tế Hanh I. Tác giả - Ông có mặt ở chặng cuối của phong trào Thơ mới. - Được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương quê hương da diết và niềm khao khát đất nước được thống nhất. II. Tác phẩm - Bài thơ rút trong tập thơ Nghẹn ngào (1939), sau in lại trong tập Hoa niên (1945). III. Nội dung  Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá - Giới thiệu làng chài ven biển với đầy vẻ thơ mộng, có con sông Trà Bồng uốn lượn bao quanh: “nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. - Cảnh thiên nhiên tươi đẹp: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ⟹ hình ảnh biển cả thanh bình, êm ả, báo hiệu chuyến ra khơi đầy may mắn, hứng khởi. - Hình ảnh cánh buồm căng gió “giương to như mảnh hồn làng”, “bao la thâu góp gió” gợi biểu tượng thiêng liêng, gắn bó của làng chài. Cánh buồm trở thành linh hồn của làng quê, mang theo hi vọng của những người lao động kiêu hãnh giữa biển trời về một chuyến ra khơi bình yên. - Hình ảnh con thuyền được nhà thơ miêu tả “nhẹ hăng như con tuấn mã” vừa thể hiện khí thế ra khơi thật đẹp, vừa như chứa đựng cả niềm say mê, khí thế dũng mãnh của những con người làm chủ biển khơi.  Cảnh những con thuyền trở về bến - Không khí của làng chài khi đón thuyền về bến đông vui, ồn ào, tấp nập đến lạ thường. - Bức tranh lao động khoẻ khoắn hiện lên một cách tự nhiên với không khí “ồn ào”, “tấp nập”, với hình ảnh “cá đầy ghe” và lời cảm tạ đất trời “nhờ ơn trời, biển lặng”, chuyến ra khơi an lành. - Con thuyền “im bến mỏi trở về nằm”, lặng lẽ, trầm tư sau những ngày trên biển, cảm nhận được chất biển khơi “thấm dần trong thớ vỏ”. Dường như, nó đã thực sự trở thành một thực thể mang linh hồn của những người dân làng chài.  Nỗi nhớ da diết và tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ - Trong cảnh xa quê hương, Tế Hanh thể hiện nỗi nhớ da diết khôn nguôi (“luôn tưởng nhớ”, điệp ngữ “nhớ”) những gì gần gũi, thân thuộc nhất với mình: “màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi” và cả “cái mùi nồng mặn”. - Hình ảnh làng quê tươi sáng, lấp lánh niềm vui lao động, ấm áp tình người đã trở thành điểm tựa nâng đỡ cho tâm hồn con người. II. BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1: Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng. Gợi ý làm bài:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.